3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.7.1. Khái niệm ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống thực phẩm có chứa chất độc. NĐTP có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, mọi quốc gia, có thể tác động cùng một lúc tới nhiều người gây hậu quả không những về y tế (trước mắt và lâu dài) mà còn về kinh tế, trật tự xã hội.
Thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính. Ngộ độc cấp tính xảy ra ồ ạt, liền sau khi ăn, cụ thể là những vụ ngộ độc tập thể. Còn ngộ độc mạn tính là tác hại về lâu dài khi dùng thường xuyên thực phẩm không an toàn, các chất độc hại tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây tác hại lên chức năng thần kinh, sinh dục, tiêu hóa…
Mặc dù từ trước đến nay chưa có thống kê về mặt xã hội đối với tác hại của thực phẩm về ngộ độc mạn tính đối với con người, tuy nhiên tình trạng bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trước đây, ung thư thường xảy ra ở tuổi từ 50 nhưng hiện nay bệnh xuất hiện rất nhiều ở người trẻ mà chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố gây bệnh. Có 400 loại bệnh do thực phẩm ăn uống gây nên.
Tổ chức WHO coi ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong ở các nước đang phát triển, và chịu trách nhiệm cao nhất đối với sự hao tổn hay lan truyền ở các nước phát triển (Fahrion và cs, 2013), Trong đó, mỗi năm Việt Nam có thêm 150 ngàn người mắc bệnh ung thư, với khoảng 50 ngàn người mắc bệnh ung thư do thói quen ăn uống sinh hoạt và dùng thực phẩm bị ô nhiễm.