3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.3. Khảo sát thực trạng nuồn nước và vệ sinh tại các cơ sở giết mổ gia súc, Bãi Dâu,
Dâu, Phú Dương và Thủy Châu
Vấn đề vệ sinh tại các cơ sở giết mổ đang là vấn đề bức xúc hiện nay, trong đó nguồn nước sử dụng và xử lý nước thải, chất thải là yếu tố then chốt. Nước sử dụng trong giết mổ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vệ sinh của thịt (MIRIN, 1991).
Qua điều tra cho thấy 2 cơ sở sử dụng nước máy để giết mổ, Bãi Dâu và Thủy Châu, cơ sở Phú Dương sử dụng nguồn nước giếng khoan để giết mổ. Nước giếng được bơm trực tiếp lên bể chứa hoặc phi chứa, không được vệ sinh thau rửa thường xuyên, dùng nước giếng chưa qua xử lý để rửa nền sàn. Công nhân giết mổ dùng xô, chậu vục thẳng vào bể để lấy nước, thậm chí rửa cả dao và tay vào bể nên càng làm cho nguồn nước sử dụng ô nhiễm thêm và gây nguy cơ ô nhiễm chéo vào thân thịt.
Xử lý nước thải, chất thải trong quá trình giết mổ động vật đang thực sự là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vì đây không chỉ là nguồn gây ô nhiễm môi trường mà còn lan truyền mầm bệnh, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm động vật. Qua điều tra cho thấy số cơ sở giết mổ có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bằng bể lắng. Mặc dù các cơ sở giết mổ đã có nhận thức và áp dụng biện pháp xử lý nước thải và chất thải nhưng nhìn chung đều không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh Thú y là do công suất giết mổ lớn và hệ thống xử lý nuớc thải, dung tích còn nhỏ.
Qua khảo sát các cơ sở giết mổ, hệ thống nước thải trước khi thải ra môi trường bênh ngoài không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định hiện hành (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN: 24-2009/BTNMT). Mặt dù cơ sở có bể lắng nhưng nguồn nước trước khi thải ra bênh ngoài có màu và hôi thúi gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nhà vệ sinh và phòng thay quần áo cho công nhân không cách biệt hoàn toàn với khu vực sản xuất và cửa mở trực tiếp vào khu sản xuất. nguồn nước không được phân tích ít nhất 6 tháng/lần, dao và dụng cụ cắt thịt không được bảo quản ở nơi quy định trong lò mổ và được vệ sinh trước và sau khi sử dụng, công nhân trực tiếp giết mổ không có bảo hộ, nơi giết mổ xuất hiện con trùng như chuột, dáng …
quan trọng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật, loại bỏ các chất hữu cơ, chất bẩn ô nhiễm trên các phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng ngăn chặn sự ô nhiễm đối với sản phẩm giết mổ và lây lan dịch bệnh. Thực tế cho thấy 100% cơ sở giết mổ có thực hiện vệ sinh cơ giới hàng ngày và định kỳ tiêu độc tại các cơ sở này đều có sự kiểm tra, giám sát của cán bộ thú y và chính quyền địa phương.
Đánh giá chung thực trạng vệ sinh. Qua điều tra tổng hợp ở bảng 3.3. cho thấy chủ của các cơ sở giết mổ có nhận thức, chấp hành thực hiện biện pháp vệ sinh tiêu độc, có giám sát của cán bộ Thú y và quản lý của chính quyền địa phương tuy nhiên vẫn thiếu sự kiên quyết, việc chỉ đạo cần quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện công việc theo quy định hiện hành, nhằm khắc phục những sai phạm, hạn chế sự ô nhiễm vi khuẩn trong quá trình giết mổ, đáp ứng được yêu cầu điều kiện vệ sinh Thú y hiện nay.
Bảng 3.3. Kết quả điều tra nguồn nước sử dụng và thực trạng vệ sinh
tại cơ sở giết mổ.
Cơ sở giết mổ
Nguồn nước Phương pháp
xử lý nước thải Vệ sinh tiêu độc
Nước máy Giếng
khoan Hầm biogas Bể lắng Vệ sinh cơ giới hàng ngày Định kỳ tiêu độc
Bãi Dâu x Không x x 2 đợt/tuần
Phú Dương x Không x x 1 đợt/tuần
Thủy Châu x Không x x 15
ngày/đợt