Mục tiêu, định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 79 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Mục tiêu, định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

3.1.1 Mục tiêu, định hướng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc Nam chi nhánh Vĩnh Phúc

3.1.1.1 Mục tiêu kinh doanh

* Mục tiêu tổng quát: Thực hiện chỉ đạo của Hội sở chính, bám sát định hướng

2021 “Chuyển đổi – hiệu quả - bền vững” với trọng tâm là “Đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu”, Chi nhánh xác định trụ cột trong hoạt động của Chi nhánh là “Tín dụng – Nguồn vốn – Dịch vụ”tập trung vào các vào một số mục tiêu lớn và có những triển khai trọng tâm giai đoạn đến năm 2025.

Thực hiện tốt một số mục tiêu trọng điểm thiết yếu trong thực hiện KPIs của chi nhánh gồm: Quản lý dư nợ bình quân và cuối kỳ; Quản trị nợ xấu nợ nhóm 2; Tập trung thu nợ ngoại bảng; Đẩy mạnh công tác huy động vốn đặc biệt gia tăng nguồn vốn giá rẻ; Tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ và thu phí; Đẩy mạnh doanh số TTTM; Tăng doanh số mua bán và hiệu quả kinh doanh ngoại tệ.

* Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu của chi nhánh năm 2021

được cụ thể hóa trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Mục tiêu hoạt động của Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc STT Chỉ tiêu Năm 2020 năm 2021 Mục tiêu % tăng trưởng

1 Huy động vốn (tỷ VND) 9.344 10.326 10,51 2 Dư nợ cho vay (tỷ VND) 9.060 10.032 10,73

3 Thu dịch vụ (tỷ VND) 50,90 70 37,52

4

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh sau dự phòng (tỷ VND) 245,50 380 54,79

5 Nợ xấu (%) 2,59 2,04 - 21,24

Như vậy, mục tiêu các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2021 tại Chi nhánh là: Nguồn vốn tăng trưởng 10,51%; Dự nợ tín dụng tăng trưởng 10,73%; Nợ xấu kiểm soát ở mức 2,04%; Thu dịch vụ đạt 70 tỷ đồng; Lợi nhuận đạt 380 tỷ đồng. Và các chỉ tiêu khác hoàn thành tốt theo kế hoạch trung ương giao

3.1.1.2 Định hướng kinh doanh

Phát triển tín dụng đúng định hướng: Tập trung tăng trưởng tín dụng cả bán buôn và bán lẻ, chú trọng tăng trưởng tín dụng FDI, tín dụng cho phân khúc khách hàng Midcom

Thực hiện triển khai kế hoạch chỉ tiêu trung ương giao, Chi nhánh tập trung đẩy mạnh dư nợ từ đầu năm, trọng yếu thông qua các phòng Bán lẻ và các PGD, phát triển sản phẩm chuẩn và cho vay sản xuất kinh doanh; Quản trị tốt KH bán lẻ để tăng NPS bán hàng thứ cấp

Tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng ngành. Tăng tỷ trọng dư nợ đối với nhóm khách hàng tốt, giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với nhóm khách hàng cần rút giảm; Ngoài tín dụng truyền thống, đẩy mạnh hơn nữa các sản phẩm mà tỷ lệ thâm nhập của khách hàng bán lẻ còn thấp như thẻ, bảo hiểm, tài trợ thương mại

Tăng tỷ trọng tín dụng BB với khách hàng FDI lớn có rủi ro tín dụng thấp và và tiềm năng sử dụng dịch vụ tổng thể, tăng cường bám sát HSC để nâng cao tốc độ và hiệu quả phê duyệt tín dụng.

Tăng trưởng huy động vốn theo hướng hiệu quả, bền vững: Bám sát, tăng cường quan hệ với các khách hàng hiện hữu, khách hàng VIP để đảm bảo duy trì và tăng trưởng thị phần của mỗi khách hàng tại VCB Vĩnh Phúc.

Xúc tiến tìm kiếm nguồn khách hàng mới thông qua sự hỗ trợ của các Phòng khối bán của Hội sở chính, thông qua BQL KCN, Sở KHĐT….; Tăng quy mô tiền gửi KKH thông qua phát triển thanh toán điện tử đối với các doanh nghiệp, tăng số tài khoản cá nhân và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng đầu tư, gia tăng tiền gửi KKH bán lẻ.…

Giảm dần mức độ tập trung vào khách hàng lớn, chú trọng gia tăng nguồn vốn từ các doanh nghiệp FDI. Tìm kiếm cơ hội mở tài khoản để đón cơ hội kinh doanh và dòng tiền của các doanh nghiệp FDI chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam. tập trung phát triển các doanh nghiệp FDI mới và sắp đầu tư vào Khu Công nghiệp Thăng Long 3; Khu Công nghiệp Bá Thiện 1 và 2; Khu Công nghiệp Bình Xuyên.

Nhanh chóng mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ quan hành chính, phát triển tại các địa bàn chưa triển khai kết nối thanh toán tiền điện, tiền nước…; Tập trung mở mới tài khoản cá nhân, tổ chức, tăng cường bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để qua đó khách hàng duy trì số dư KKH cao.

Tập trung đẩy mạnh doanh thu phí và kinh doanh ngoại tệ

Đẩy mạnh gia tăng các nhóm sản phẩm đem lại doanh thu phí: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại quầy và bộ phận bán hàng; Mở rộng quy mô khách hàng NHĐT, nâng cao tỷ lệ duy trì khách hàng sử dụng dịch vụ này; Tăng cường bán chéo tại quầy và công tác bán hàng tại chỗ; Đẩy mạnh triển khai dịch vụ thanh toán và các dịch vụ thanh toán chuyên biệt để tăng tỷ trọng phí thu được; Phát triển thêm các sản phẩm thanh toán đối với các khách hàng hoạt động theo nhóm chuỗi như Vitto, Tasa…

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại: Quản trị sát sao thị phần khách hàng hiện hữu và gia tăng chào bán sản phẩm với nhóm khách hàng này trong năm 2021; Mở rộng nhóm khách hàng triển khai các sản phẩm tài trượ thương mại thay thế cấp tín dụng; Chủ động tìm kiếm, tiếp cận và tằng cường giao dịch với các khách hàng có doanh số thanh toán XNK lớn, các khách hàng có giao dịch với khu chế xuất/doanh nghiệp trong chuỗi của các khách hàng FDI lớn. Rà soát đẩy mạnh thu phí dịch vụ trên từng khách hàng trọng yếu mục tiêu.

Kinh doanh ngoại tệ: Khai thác hiệu quả nguồn ngoại tệ từ các khách hàng có doanh số TTQT; Chính sách giá cạnh tranh, linh hoạt để gia tăng doanh số MBNT có hiệu quả

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)