Phát triển kinh tế xã hội tạo môi trường tích cực cho việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 124 - 127)

dục đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Môi trường kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân. Đây là toàn bộ những điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội trong một xã hội nhất định. Thực tiễn đã chứng minh, không có môi trường kinh tế - xã hội, không có sự giao tiếp với nhau, sống biệt lập, tách khỏi xã hội thì "con người" không thể thành "người" được. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" Mác và Ăngghen nói rằng: "Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân" [102, tr.108]. Hơn nữa, hoạt động nghề nghiệp của mỗi cá nhân chủ yếu được thực hiện trong môi trường kinh tế - xã hội và thông qua các mối quan hệ xã hội của con người trong môi trường đó, đạo đức nghề nghiệp được hình thành. Nếu môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của con người hình thành, phát triển; nếu ngược lại nó sẽ tác động tiêu cực, thậm chí tạo ra các hành vi, ý thức nghề nghiệp lệch chuẩn.

Việc xây dựng môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh (môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa, môi trường pháp luật, môi

trường gia đình…), cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, có chiến lược đào tạo người GVMN đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, từng bước xây dựng các chuẩn mực ĐĐNN của GVMN. Hay nói cách khác phải "nhân đạo hóa" hoàn cảnh, sao cho việc học tập, giảng dạy là quá trình thể hiện năng lực bản chất của GVMN. Vì lẽ, "sự bộc lộ và phát triển sức mạnh bản chất của con người chỉ có thể được thực hiện trong môi trường xã hội lành mạnh xứng đáng với con người" [7, tr.10].

Thực tế việc chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang xây dựng nền KTTT định hướng XHCN đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi định hướng giá trị, trong đó có định hướng giá trị đạo đức, giá trị nhân cách con người. Một số giá trị cũ dần mất đi, một số giá trị mới được định hình trong bậc thang đạo đức mới hiện nay. Quá trình thay đổi này là tất yếu phù hợp với sự chuyển đổi về kinh tế, bởi lẽ các chuẩn mực đạo đức chỉ được nảy sinh trên cơ sở của tồn tại xã hội, điều kiện sinh hoạt vật chất như thế nào sẽ sinh ra đời sống tinh thần như thế đó.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, nền KTTT lấy lợi nhuận, năng suất lao động làm thước đo thành quả lao động của con người; bên cạnh việc nó giải phóng sức lao động, phát huy tính sáng tạo, năng động của con người thì nó còn tác động tiêu cực đến mặt đạo đức xã hội: các hiện tượng bạo lực học đường, lối sống vô cảm, buông thả..., phần nào đã ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục của dân tộc, “phá vỡ sự cân bằng văn hóa trong nhân cách" [93, tr.231], gây cản trở công cuộc phát triển đất nước ta hiện nay.

Do đó, muốn nâng cao ĐĐNN của GVMN, thì việc làm đầu tiên cần xây dựng và hoàn thiện từng bước thể chế nền KTTT định hướng XNCN. Chúng ta cũng biết thể chế kinh tế nào con người nấy. Một thể chế kinh tế nếu hợp lòng dân, phù hợp với thực trạng đất nước và quy luật phát triển của thời đại sẽ có tác dụng thúc đẩy sự hình thành mẫu con người Việt Nam toàn diện, trong đó hình mẫu người GVMN có nhân cách, có đạo đức trong sáng. Nếu không, sẽ có tác dụng ngược lại, kìm hãm sản xuất, kéo lùi sự phát triển của

xã hội, đồng thời làm méo mó nhân cách người GVMN, bởi người ta phải tìm mọi thủ thuật trái với pháp luật để tồn tại, hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm việc bất chính. Thực tế trong xã hội đã xuất hiện một bộ phận GVMN có hành vi suy đồi về ĐĐNN... Ý thức được vấn đề này, Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định phát triển đồng bộ các loại thị trường định hướng XHCN. Cụ thể là: "Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thị trường, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường, để các giao dịch thị trường diễn ra phù hợp với nguyên tắc của thị trường" [44, tr.240], từng bước khắc phục mặt trái của nền KTTT, lấy tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội.

Ngoài ra, việc xây dựng môi trường văn hóa - xã hội trong sạch cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục ĐĐNN của GVMN. Bởi lẽ, nếu trong một môi trường xã hội bị đảo lộn, cái ác, cái xấu lấn át cái đẹp, cái thiện, thật giả không phân định được thì việc người GVMN tự giác tu dưỡng, trau dồi các chuẩn mực đạo đức nghề thật khó thực hiện; ngược lại trong môi trường xã hội tiến bộ, khoa học tạo điều kiện con người xây dựng các chuẩn mực giá trị đạo đức mới (trong đó có ĐĐNN của GVMN). Do đó, cần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh bằng cách xây dựng nền văn hóa mới, lối sống văn minh, đồng thời tích cực đấy tranh chống các những tệ nạn xã hội; những yếu tố lạc hậu, bảo thủ cần bị thủ tiêu. Vì vậy, Đảng Cộng sản và Nhà nước cần nghiên cứu từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người GVMN, tạo điều kiện cho đội ngũ này được cống hiến năng lực, trí tuệ và tài năng của mình cho sự nghiệp GDMN. Nói về vấn đề này, V.I. Lênin đã từng viết:

Ở đất nước chúng ta người giáo viên nhân dân phải được đề cao tới mức mà trong xã hội tư bản trước kia và hiện nay họ chưa bao giờ được như vậy. Đó là một chân lý không cần phải chứng minh. Để đạt tới địa vị đó chúng ta cần tiến hành một công tác có hệ thống, liên tục, kiên trì cả về việc nâng cao tinh thần lẫn việc chuẩn bị toàn diện để người giáo viên đạt được danh hiệu thực sự cao cả của họ và chủ yếu là nâng cao hoàn cảnh vật chất của người giáo viên [90, tr.424].

Đồng thời, cần xây dựng môi trường dân chủ trong trường học, phát huy quyền làm chủ của người GVMN trong các trường học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn trong công việc” [118, tr.249]. Ở đây dân chủ không phải chỉ là một chế độ chính trị, quyền lực chính trị, mà còn là một giá trị xã hội, là thành tựu phát triển văn hóa loài người, yêu cầu nhân văn, quy tụ sức mạnh của tập thể giáo viên trong trường. Chỉ có dân chủ trong đảng, trong hoạt động của nhà trường mới nâng cao sức mạnh của tập thể, “có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” [111, tr.284], tạo môi trường thuận lợi cho GVMV học tập chuyên môn, nghiên cứu khoa học, trau dồi về ĐĐNN. Đây cũng là điều kiện để loại bỏ các bệnh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong giáo dục. Để làm được điều này cần “Lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”; và “Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận, tìm cách giải quyết” [111, tr.337]. Mặt khác luôn phải “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi” [111, tr.362].

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w