Chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với đồng nghiệp

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 83 - 84)

quan hệ với đồng nghiệp

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài... vắn, dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều cùng dòng dõi của tổ tiên ta” [110, tr.246]. Đội ngũ GVMN tại các trường mầm non trên cả nước đã hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp trên tất cả các lĩnh vực công tác. Luôn tôn trọng và đảm bảo uy tín của đồng nghiệp; hòa nhã, bình đẳng, không phân biệt đối xử về chức vụ, trình độ chuyên môn. Các cô luôn ân cần giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, hiểu biết về cuộc sống, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt công việc được giao. Vấn đề này được rút ra qua điều tra phiếu hỏi 384 GVMN về "Những biểu hiện của ĐĐNN của GVMN trong quan hệ với đồng nghiệp":

1. Luôn thương yêu, khoan dung với đồng nghiệp: 97,65% đồng ý 2. Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn trong cuộc sống: 93,27% đồng ý.

3. Có thái độ cầu tiến, khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp: 92, 36% đồng ý 4. Đoàn kết, tin tưởng vào đồng nghiệp: 98,5% [Phụ lục 2].

Từ trên ta có thể thấy các cô giáo mầm non vẫn luôn đề cao phẩm chất đoàn kết, yêu thương, tin tưởng với đồng nghiệp đạt trên 97,65%. Đoàn kết với đồng nghiệp cùng dạy chung một lớp, khối lớp, đoàn kết với các đồng nghiệp khác trong tổ chuyên môn, trong nhà trường nhằm xây dựng tập thể trong sạch vững mạnh. Bởi vì, chỉ khi nào người giáo viên thật sự chú ý đến việc giữ gìn tình đoàn kết thì sẽ tạo được sự đồng thuận khoan dung, đạt đến chiều sâu nhân văn của đạo lý sống hòa hợp, cùng nhau tiến bộ; đoàn kết nhưng không "dĩ hòa vi quý", không phải đoàn kết theo kiểu cục bộ địa phương. Đồng thời thẳng thắn phê bình với những biểu hiện hiểu sai hoặc coi nhẹ vấn đề đoàn kết trong nhà trường.

Phẩm chất đạo đức của nhà giáo còn thể hiện ở thái độ cầu tiến, khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp cũng được các cô đánh giá cao với 92,36% đồng ý.

Điều này cho thấy bản thân các cô không tự bằng lòng với kiến thức mà có, luôn tự học và sáng tạo, có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Đội ngũ GVMN đã phối hợp với nhau để xây dựng, biên soạn các tài liệu giảng dạy, phù hợp với từng vùng miền, làm các đồ dùng dạy học vừa sinh động, sáng tạo, tiết kiệm chi phí. Với lòng yêu nghề, yêu học sinh, các cô đã sát cánh cùng nhau không chỉ trong công việc hàng ngày mà còn trong nghiên cứu khoa học, vì mục tiêu phát triển chất lượng giáo dục mầm non, nhiều sáng kiến kinh nghiệm ra đời được giải cao: như sáng kiến “Ứng dụng phần mềm Kidsmart trong dạy học cho trẻ lớp 4 tuổi làm quen với toán” của nhóm cô giáo Lê Thị Mai Hoa, Nguyễn Thị Lan, Phạm Hồng Minh đã đạt giải nhì Hội thi sáng tạo kĩ thuật tỉnh Quảng Ninh năm 2012 [142].

Mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa các cô giáo mầm non ngày càng bền chặt khi luôn coi ngôi trường mình dạy như ngôi nhà thứ hai của mình, cảm thông sâu sắc và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Với phương châm "một miếng khi đói bằng một gói khi no", có rất nhiều câu chuyện ấm tình người thể hiện tấm lòng nhà giáo nhằm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với đồng nghiệp. Đó là cuộc đời cô giáo mầm non Vũ Thị Dung (trường mầm non Hải Lạng, Tiên Yên, Quảng Ninh) khi mang thai được 27 tuần đã phát hiện bị ung thư dạ dày giai đoạn 3 với điều kiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Công đoàn ngành giáo dục Quảng Ninh, phòng giáo dục Tiên Yên đã phát động phong trào ủng hộ được 53,4 triệu đồng giúp cô chi trả được 1 phần viện phí [143]. Đây là những việc làm rất có ý nghĩa, động viên kịp thời, giàu tính nhân văn của người GVMN. Chính ĐĐNN đã đưa GVMN xích lại gần nhau hơn.

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w