Chuẩn mực đạo đức của giáo viên mầm non biểu hiện trong quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và xã hộ

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 84 - 87)

quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và xã hội

Thứ nhất, GVMN đã xây dựng tốt mối quan hệ với phụ huynh học sinh trên nguyên tắc thân thiện, cởi mở. Điều lệ Hội cha mẹ học sinh đã chỉ ra rằng: sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là sự nghiệp của toàn xã hội có liên quan trực tiếp tới mọi người, mọi nhà. Việc "Kết hợp và phát huy đầy đủ

vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể lao động và toàn thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới" là một nguyên tắc quan trọng phát triển giáo dục. Do vậy phải "Khai thác mọi tiềm năng toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục và đào tạo" phải hết sức "đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái, chăm sóc thế hệ trẻ" [12, tr.7]. Như vậy Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức quần chúng của cha mẹ học sinh được thành lập với sự tư vấn và hỗ trợ của nhà trường, có vai trò to lớn trong việc liên kết với những tác động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, người giáo viên chính là cầu nối giữa cha mẹ với học sinh. Hiện nay, 100% các lớp mầm non tại trường mầm non trên cả nước đã thành lập được Hội cha mẹ học sinh, triển khai tốt được Sổ nhật kí hàng ngày và Sổ liên lạc, đây chính là cuốn sổ ghi chép các hoạt động học tập và vui chơi, sức khỏe của trẻ mầm non trong 1 ngày, 1 tuần do giáo viên đảm nhiệm. Thông qua đó người GVMN có thể trao đổi với gia đình cách thức chăm sóc, chế độ dinh dưỡng nuôi dạy trẻ phù hợp, khoa học.

Giáo viên mầm non tại các trường đã chủ động phối hợp, cộng tác với phụ huynh học sinh về công tác giáo dục trẻ, kết hợp các lực lượng gia đình - nhà trường - xã hội cùng tham gia giáo dục hình thành nhân cách trẻ. Các cô giáo mầm non đã không quản ngại khó khăn sẵn sàng vận động người thân, phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích của học sinh: đó là các hoạt động "Hội thi bé khỏe, bé đẹp, bé chăm ngoan", chương trình "Sữa học đường", ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày Tết trung thu..., tạo được sự ấn tượng tốt đẹp với trẻ. Sự hồ hởi phấn khởi hiện trên khuôn mặt của các bé chính là kết quả ghi nhận xứng đáng những công lao đóng góp của người GVMN với sự nghiệp giáo dục. Qua đó giúp cho đội ngũ này yên tâm, nhận thức rõ và thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong giáo dục trẻ mầm non.

Thứ hai, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", "Yếu thì hèn", người GVMN đã chủ động tham gia xây dựng các phong trào "xã hội học tập" trong cộng đồng. Trên khắp mọi miền

của Tổ quốc ta đều có thể thấy hình ảnh người GVMN không quản ngại khó khăn, đi đến từng gia đình, vào bản làng hẻo lánh để động viên gia đình đưa trẻ đến trường. Nhiều lớp học tình thương được dựng lên tại các bản, điểm trường miền núi đã ghi nhận công sức vất vả của các cô giáo mầm non vùng cao: điểm trường mầm non Tình Húc (Bình Liêu), điểm trường mầm non Thống Nhất B (Hoành Bồ)... qua đó làm cho tinh thần học tập của xã hội được nâng cao, đáp ứng với niềm mong mỏi của Bác Hồ, đưa Việt Nam "sánh vai với các cường quốc năm châu". Đánh giá về vấn đề này: "Khi được yêu cầu tham gia vào các hoạt động xã hội ở nơi cư trú?" GVMN cho rằng: họ sẵn sàng và nhiệt tình 78,67%, miễn cưỡng tham gia 16,42%, 4,91% tìm lí do từ chối [Phụ lục 2]. Với kết quả 78,67% GVMN sẵn sàng tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội đã cho thấy ý thức trách nhiệm, nhận thức của đội ngũ đều đề cao trọng trách giáo dục nhân cách con người.

Cô giáo mầm non không chỉ là những chiến sĩ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, mà luôn là lực lượng đi đầu trong các phong trào xã hội: phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", quỹ "Vì người nghèo", ngày Thương binh liệt sĩ, "Màu hoa đỏ", thường xuyên quan tâm chăm lo đến những đối tượng bị thiệt thòi, nạn nhân chiến tranh có hoàn cảnh khó khăn. Ý thức, trách nhiệm của người GVMN được nâng cao; nhiều cô giáo đã trích một phần lương ít ỏi của mình để cải thiện bữa ăn cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn: cô giáo Nguyễn Thị Miên (trường mầm non Hoa Hồng, Vệ An, Bắc Ninh) là mẹ đỡ đầu cho bé Trần Thu Lan (gia đình thuộc hộ nghèo), hàng tháng cô tự nguyện trích tiền lương của mình hỗ trợ bé ăn trưa trong trường [141].

Phong trào tặng áo ấm cho trẻ em vùng cao đã thu hút được sự tham gia đông đảo GVMN cùng chung tay giúp đỡ mong muốn cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc miền núi được tốt hơn, nhiều câu lạc bộ do tập thể nhà trường và cá nhân các cô giáo đã được thành lập: nhóm "Hướng về trẻ em vùng cao" của tập thể giáo viên trường mầm non 20 tháng 10 Cẩm Phả, (Quảng Ninh), nhóm "Thiện tâm" (Bắc Ninh), câu lạc bộ thanh niên tình nguyện (huyện Hải Hà - Quảng Ninh)… Kết hợp với các ban ngành, đoàn thể

khác vào các bản làng xa xôi, các cô giáo mầm non tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về nề nếp ăn, ở, sinh hoạt vệ sinh, đảm bảo sức khỏe. Họ làm tất cả những phần việc của mình một cách âm thầm, lặng lẽ mà không hề đòi hỏi một sự ghi nhận từ phía xã hội.

Trong cuộc sống đời thường, người giáo viên cũng là những người gương mẫu trong xây dựng “gia đình văn hóa”, nếp sống văn minh, hạnh phúc (98,9%), thực hiện tốt chủ điểm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về xây dựng gia đình "5 không" (không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học) và "3 sạch” (sạch nhà - sạch bếp - sạch ngõ), nhiều cô giáo đã được tặng bằng khen "giỏi việc nước, đảm việc nhà", ghi nhận những đóng góp của họ với tập thể trường, xã hội.

Với cộng đồng nơi cư trú, đa số các cô giáo mầm non luôn được đánh giá cao việc kính trọng học hỏi nhân dân, lắng nghe và tiếp thu ý kiến hợp lí của nhân dân, khiêm tốn, gần gũi chân thành trong quan hệ với mọi người xung quanh nơi sinh sống. Họ là những người dũng cảm đấu tranh chống những biểu hiện phi đạo đức trong đời sống cộng đồng và môi trường xã hội. Điều này biểu hiện "Khi phát hiện hành vi móc túi ở nơi công cộng bạn sẽ làm gì?" 77%

ý kiến đồng ý tố cáo, 17% tảng lờ như không biết, 6% phân vân [Phụ lục 2]. Từ kết quả trên ta thấy, đa số GVMN đều căm ghét cái xấu, muốn loại bỏ những cái xấu, cái ác ra khỏi đời sống xã hội, làm cho xã hội ngày càng văn minh, hiện đại hơn. Như vậy, chính đạo đức nghề nghiệp đã là động lực mạnh mẽ giúp GVMN làm tốt trách nhiệm công dân, hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w