Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục về tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 127 - 131)

trọng của đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Các chủ thể giáo dục có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình kinh tế - xã hội vì họ trực tiếp nắm trong tay sức mạnh vật chất và tinh thần. Việc nâng cao ĐĐNN của GVMN có hiệu quả được hay không ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố này.

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của cả dân tộc. Vai trò tiên phong của Đảng không chỉ thể hiện trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước mà còn trong công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước và

tiến lên CNXH. Chính đường lối sáng suốt, sự gương mẫu về đạo đức, trí tuệ của đội ngũ cán bộ đảng viên, Đảng đã tác động đến tư tưởng, tình cảm của toàn dân bằng đường lối, tuyên truyền giáo dục và thuyết phục. Đảng thu phục được con tim, khối óc của toàn dân, nhân dân tin Đảng và đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng.

Đối với việc nâng cao ĐĐNN của GVMN, Đảng phải coi đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược, một khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà nói chung, GDMN nói riêng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Để làm tốt công tác này, Đảng phải thường xuyên nâng cao nhận thức của các chi bộ đảng ở các trường mầm non và các đảng viên về công tác này. Đặc biệt đảng viên nòng cốt (GVMN) phải gương mẫu, sống mẫu mực để thực sự là tấm gương sáng, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. Các chi bộ đảng thường xuyên "Triển khai sâu rộng việc giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống trong toàn Đảng, trong cán bộ và nhân dân mà nội dung cơ bản là học tập và làm theo đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" [5, tr.125].

Thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng nhằm khắc phục tình trạng suy thoái về các chuẩn mực đạo đức nhà giáo, lối sống trong một bộ phận GVMN. Thông qua các sinh hoạt chi bộ thường kỳ để giáo dục các đảng viên, nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi các hiện tượng suy thoái đó.

Đồng thời, lấy công tác thu thập ý kiến, lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, quần chúng nhân dân trong công tác quy hoạch, tuyển chọn đội ngũ GVMN; tăng cường giám sát việc thực hiện trau dồi các phẩm chất ĐĐNN của đội ngũ này.

Hai là, Nhà nước với hệ thống pháp luật và chính sách, chủ trương của mình tạo môi trường pháp lý cho việc điều tiết các quan hệ lợi ích của GVMN trong xã hội, đảm bảo sự bình đẳng về lợi ích cho họ, từ đó tạo sự ổn định về đời sống tinh thần, tạo môi trường thuận lợi để các chuẩn mực ĐĐNN của

GVMN tồn tại, phát triển. Đối với các hành vi vi phạm ĐĐNN của đội ngũ này, Nhà nước có biện pháp ngăn chặn và xử lí kịp thời thông qua các quy phạm pháp luật.

Bộ GD&ĐT tư vấn với trường sư phạm lựa chọn những sinh viên ưu tú nhất từ các lĩnh vực khác vào sư phạm, có chế độ ưu đãi đặc biệt về tiền lương, chỗ ở; chăm lo giáo dục ý thức pháp luật cho đội ngũ GVMN thông qua việc đưa pháp luật vào trường học, xây dựng xã hội văn minh, khuyến khích GVMN sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, làm lành mạnh đời sống tinh thần xã hội. Xây dựng các quy chuẩn cụ thể, cách thức thực hiện cho công tác đánh giá, chấm điểm các chuẩn mực ĐĐNN của người GVMN hàng năm. Cần siết chặt công tác tuyển chọn GVMN, kiên quyết loại khỏi ngành những giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm ĐĐNN của đội ngũ này.

Các cấp quản lý của ngành giáo dục từ Bộ GD&ĐT đến Hiệu trưởng các trường mầm non cần thay đổi nhận thức, thái độ cũng như tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ĐĐNN cho GVMN.

Ba là, đối với các trường sư phạm, ngoài việc trang bị cho sinh viên mầm non các chuẩn mực ĐĐNN thông qua học lý thuyết, thực tập sư phạm thì cần quan tâm đến khâu tuyển sinh - vấn đề "đầu vào". Tất nhiên, không thể đo đếm được tư cách đạo đức của thí sinh thi đầu vào. Ta cũng biết, có thể khắc phục được một phần khó khăn này bằng các cách gián tiếp. Các trường sư phạm có thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Đoàn TNCSHCM, Hội SVVN, báo chí, đài truyền hình... để tuyên truyền giới thiệu về sứ mệnh cao cả của nghề GDMN cũng như về những đặc thù, những yêu cầu khắt khe mà nhà trường và sau này là nghề nghiệp đòi hỏi ở mỗi sinh viên, mỗi người giáo viên. Các trường sư phạm phối hợp với các trường trung học phổ thông, cơ quan truyền thông tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trước kì tuyển sinh, thậm chí tổ chức các chương trình “Một ngày làm giáo viên mầm non”.

Đó là việc đưa học sinh yêu thích nghề nuôi dạy trẻ về các trường mầm non để trực tiếp quan sát và thực tâp hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của người giáo viên. Qua đó, quảng bá hình ảnh của trường sư phạm, và giúp công chúng cũng như học sinh trung học phổ thông hiểu rằng: học nghề GDMN không đơn thuần là học để có một nghề kiếm sống; rằng, nghề giáo là nghề nhân ái, nó đòi hỏi sự hi sinh, phấn đấu, đòi hỏi những nỗ lực rèn luyện liên tục cả về chuyên môn, cả về đạo đức. Từ đó, tuyển chọn được những giáo viên tâm huyết với nghề. Điều này, giúp cho mỗi học sinh khi quyết định thi vào học ngành GDMN là đã có một sự hiểu biết, một sự chuẩn bị trước nhất định, để nếu thi đỗ, nếu trở thành sinh viên mầm non, họ sẽ vững tâm, kiên trì học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Đồng thời, cũng nhắc nhở các em đừng vì chỉ thấy cái lợi trước mắt là được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho sinh viên sư phạm mà đăng kí thi vào. Như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng hoặc ra trường không thể dạy nổi do không có năng khiếu sư phạm, không yêu thích nghề. Điều này, sẽ tránh gây lãng phí tiền bạc, thời gian cho Nhà nước, cho gia đình, bản thân các em.

Bốn là, các trường mầm non cần thường xuyên nắm vững nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc nâng cao ĐĐNN của GVMN nhằm đạt hiệu quả cao. Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, ĐĐNN của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị số 8077/2007/CT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về tập trung kiểm tra chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ nhà giáo nhận thức sâu sắc về vị trí của nghề giáo dục trong xã hội; về sự cần thiết cần phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng ĐĐNN của đội ngũ nhà giáo. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức nhà giáo về tình yêu nghề, mến trẻ, hết lòng chăm sóc, giáo dục cho trẻ mầm non, nâng cao thái độ, trách nhiệm trong

giảng dạy; thường xuyên bồi dưỡng, nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; luôn có tinh thần say mê, sáng tạo, cần cù, chịu khó, tích cực học tập, nghiên cứu để cống hiến sức lực, trí tuệ cho từng tiết giảng, bài giảng; khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w