Xây dựng môi trường văn hóa dân chủ, lành mạnh trong nhà trường

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 142 - 148)

đời. Không có gì làm mất uy tín nhà giáo dục hơn là sự tách rời giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và thực tiễn" [95, tr.109].

4.2.4. Xây dựng môi trường văn hóa dân chủ, lành mạnh trong nhà trường trường

Đạo đức là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội, vì vậy cần phải xây dựng một môi trường đạo đức, hay môi trường văn hóa dân chủ, lành mạnh phát huy có hiệu quả góp phần nâng cao ĐĐNN của người GVMN. Môi trường văn hóa, dân chủ có vai trò đặc biệt quan trọng tác động đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong lý luận và thực tiễn, văn hóa luôn đi liền với giáo dục, nó là kết quả của quá trình giáo dục, đồng thời là môi trường để giáo dục phát triển. Văn hóa của một nhà trường là hệ thống

niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi nhà trường.

Nhiệm vụ của trường mầm non là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại; nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai; nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các tri thức, hình thành nhân cách con người mới. Môi trường văn hoá dân chủ tạo động lực làm việc cho các thành viên: nếu phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa người GVMN và trẻ mẫu giáo, giữa người giáo viên với nhau. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, được thừa nhận và tôn trọng.

Việc xây dựng môi trường văn hóa, dân chủ lành mạnh tại các trường mầm non hiện nay là từng bước triển khai thực hiện Nghị định 71/1998/NĐ- CP ngày 8/9/1998 của Chính phủ về việc ban hành “Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan” và Quyết định số 04/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện “Quy chế dân chủ trong trường học”, hướng tới hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 khóa XI về: "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” [49]. Để xây dựng tốt môi trường văn hóa, dân chủ trong các trường mầm non cần chú ý các điểm sau:

Thứ nhất, mỗi trường mầm non phải xây dựng bộ "Quy tắc đạo đức nhà giáo", là hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của trường. Đây chính là giá trị gốc tạo nên sự đồng thuận của mọi thành viên, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thước đo hiệu quả của trường, của bản thân mỗi GVMN; đặc biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân cách của công tác “dạy chữ” và “dạy người”. Việc làm này là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, làm cho mỗi giáo viên nhận thức được đây là nơi

phấn đấu, rèn luyện chuyên môn, đạo đức nghề; nơi phụ huynh luôn yên tâm về một môi trường đào tạo vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Để xây dựng được bộ “Quy tắc đạo đức nhà giáo” cần phải đảm bảo tính chuẩn mực về các tiêu chí trong quy tắc. Cần nghiên cứu kĩ điều kiện thực tế của từng trường mầm non để phân loại các tiêu chí đó. Tính chuẩn mực sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc áp dụng thành công các tiêu chí vào công tác đánh giá, bình xét các danh hiệu, đảm bảo sự công minh, dân chủ cho các chủ thể, đối tượng có thành tích trong quá trình xây dựng môi trường văn hóa, đặc biệt có cam kết của các phòng ban, đơn vị trực thuộc, cá nhân… và có kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Khi xây dựng bộ “Quy tắc đạo đức nhà giáo” cần đưa vào một số quy định ngăn ngừa GVMN không được vi phạm ĐĐNN, ví dụ:

Giáo viên không được dùng quyền lực, thủ thuật để cưỡng ép học sinh, cha mẹ học sinh làm những điều mà họ không muốn.

Không được lợi dung uy tín, quyền lực, địa vị của mình để thỏa thuận, trao đổi, nhận tiền, quà tặng có giá trị kinh tế, vì mục đích có liên quan đến các quyết định mang tính nghề nghiệp.

Không cố tình xuyên tạc, vu cáo, kết tội lãnh đạo, đồng nghiệp vì mục đích cá nhân.

Bảo mật thông tin của cá nhân học sinh, gia đình học sinh, đồng nghiệp và nhà trường, trừ phi đó là yêu cầu của pháp luật hoặc là việc có lợi cho giáo dục học sinh...

Thứ hai, xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, thân thiện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò... giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân” [111, tr.508]. Điều này cho thấy muốn xây dựng môi trường giáo dục thật sự dân chủ, thân thiện cần thiết lập mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong tập thể nhà trường, công khai, minh bạch các khoản thu - chi, có chế độ

thưởng - phạt nghiêm minh. Phát huy dân chủ kết hợp chặt chẽ tăng cường kỉ luật. Từng bước hướng người GVMN tự hoàn thiện mình theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần có. Các chi bộ đảng, Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể thường xuyên phát động những phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, lồng ghép giáo dục tư tưởng chính trị cho người giáo viên; từng bước xây dựng nhà trường theo tiêu chí “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Thứ ba, đề cao trách nhiệm của phụ huynh học sinh, gia đình, và dư luận xã hội trong việc nâng cao ĐĐNN của GVMN.

Trách nhiệm phụ huynh học sinh, dư luận xã hội là trách nhiệm bên ngoài và là giải pháp bên ngoài, có tác dụng điều chỉnh hành vi, ý thức ĐĐNN của GVMN. Bởi vậy, mỗi gia đình phụ huynh học sinh cần phát huy tinh thần trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhà trường để làm tốt chức năng giáo dục con người. Góp phần xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, hướng tới việc chống các hành vi phản văn hóa, vô đạo đức, bảo vệ hình ảnh người GVMN tốt đẹp.

Gia đình là cái nôi sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của con người, nơi hội tụ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. “Hạt nhân của xã hội là gia đình”, “gia đình tốt thì xã hội mới tốt” [115, tr.523], “bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [116, tr.591] Đạo đức nghề nghiệp chỉ ra đời trên cơ sở người GVMN sống có đạo đức, làm tròn bổn phận của một thành viên hướng tới xây dựng gia đình mình hạnh phúc, tiến bộ. Chính trong quá trình chăm sóc những đứa con của mình là tình cảm “gốc” làm nảy sinh ở người GVMN tình yêu thương trẻ mầm non. Người giáo viên phải là tấm gương sáng trong gia đình của mình mới trở thành tấm gương cho trẻ học tập theo. Muốn vậy, phải tạo lập được

môi trường sống trong gia đình lành mạnh, một không gian gia đình ấm cúng trong đó các thành viên luôn yêu thương, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau. Đây chính là sợi dây tình cảm đặc biệt tạo ra tính đặc thù trong đạo đức nghề của GVMN khác với các ngành khác.

Thứ tư, tăng cường vai trò của pháp luật trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non.

Chỉ có tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, trách nhiệm pháp luật tốt thì sẽ dần dần chuyển hoá thành ý thức và trách nhiệm đạo đức của người GVMN. Mỗi GVMN trong cương vị và trách nhiệm của mình đều tự giác, tự nguyện tuân thủ những quy định pháp luật nghề nghiệp thì toàn bộ các hoạt động, các quan hệ trong giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non của họ đều mang ý nghĩa của đạo đức nhà giáo.

Sự thống nhất và khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa pháp luật và đạo đức không chỉ diễn ra trên bình diện ý thức mà điều có ý nghĩa hơn là chúng thống nhất và chuyển hoá lẫn nhau trong hoạt động thực tiễn. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người GVMN, cần tăng cường hiệu lực của pháp luật nói chung, các luật và quy định có tính pháp luật liên quan đến nghề nghiệp GVMN thông qua những chế tài xác định, cụ thể và khả thi.

Đề cập về vấn đề này, trong thời gian qua chúng ta đã xây dựng được các bộ luật như: Luật Giáo dục (2005), Luật Viên chức (2010), Luật Trẻ em (2016), Bộ Luật Hình sự; dưới góc độ cơ quan trực tiếp quản lý, Bộ GD&ĐT đã ra các văn bản: Điều lệ trường mầm non (2008), Chỉ thị 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 về "Tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo", Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT ngày 07/05/2018 về việc "Tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo"... Cùng với các luật và Chỉ thị trên, có thể kể đến một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc quản lý đội ngũ GVMN như: Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Thực

hành tiết kiệm, chống lãng phí... Các luật này đã góp phần tăng hiệu quả quản lý, phòng chống những hành vi, vi phạm pháp luật của đội ngũ GVMN.

Trên thực tế, hiệu lực của các văn bản luật và quy định dưới luật đối với việc vi phạm ĐĐNN của GVMN là chưa cao. Chẳng hạn:

Theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, quy định: Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em, bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Hay theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm. Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 98 BLHS quy định);

Những bản án trên chưa đủ tính răn đe các đối tượng vi phạm, sự vi phạm pháp luật và vi phạm ĐĐNN vẫn diễn ra ở một bộ phận đội ngũ GVMN trong xã hội ta hiện nay. Điều đó cho thấy, những hạn chế trong nội dung cũng như trong việc thực thi luật và các quy định dưới luật liên quan đến GDMN.

Vì vậy, hoàn thiện thể chế, pháp quy, thực thi nghiêm luật pháp, xử lý những GVMN vi phạm ĐĐNN, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong GDMN, làm lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội của GVMN, hướng tới việc "làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi" [118, tr.558] là một yêu cầu tất yếu khách quan.

Để đạt mục đích trên, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

Một là, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về ĐĐNN của GVMN, có khung pháp lý, chế tài cần thiết, chặt chẽ và đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật và ĐĐNN, cụ thể tăng khung hình phạt tù đối với hành vi ngược đãi trẻ em lên từ 5 - 7 năm, xử phạt hành chính lên 10 triệu đồng, tịch thu vĩnh viễn bằng tốt nghiệp sư phạm - phương tiện hành nghề của GVMN... Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật với quy định chặt

chẽ về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội, các trường mầm non trong việc giáo dục ĐĐNN. Coi đây là điểm tựa cho hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non, góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người giáo viên trong truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.

Hai là, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hình thành nhu cầu, ý thức tìm hiểu các bộ luật, văn bản pháp quy về trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của người GVMN.

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 142 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w