Vấn đề tự giáo dục, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của bản thân giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 66 - 68)

nghiệp của bản thân giáo viên mầm non

Nhà tâm lý học Makarenkô khi nói về vai trò của việc phát huy tính tích cực, tự giác trong sự phát triển cá nhân đã cho rằng việc giáo dục tư tưởng và

giáo dục từng cá nhân, kết quả cuối cùng là phải chuẩn bị cho con người có thể tự rèn luyện bản thân. Nói cách khác phải biến quá trình giáo dục đạo đức thành quá trình tự giáo dục. Chính hoạt động tích cực tự giác của chính bản thân giáo viên có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với sự hình thành phát triển đạo đức, nhân cách của họ.

Trong báo cáo "Học tập: của cải nội sinh" của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỉ XXI sau phần tổng quát dưới đầu đề “Giáo dục: sự không tưởng cần thiết" của ông GiắcĐơlo - Chủ tịch Ủy ban, có ba phần, chín chương, đã dành hẳn toàn bộ chương 7 nói riêng về thầy giáo. Ông cũng khẳng định người thầy có vai trò quyết định trong việc định hướng cho thế hệ trẻ có trách nhiệm xây dựng tương lai của nhân loại đi theo hướng toàn cầu hóa ("xây dựng toàn cầu"), đoàn kết, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, sống trong hòa bình, bao dung. Để đạt được kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên, chính họ phải biết tự rèn luyện để có trí tuệ nghiêm túc, tình cảm sâu sắc, biết đặt lợi ích của người học lên trên hết.

Từ quan điểm trên, cho thấy với mỗi người GVMN luôn phải hiểu rằng, quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của chính họ. Bởi vì tự giáo dục, tự giác học tập là một quá trình "tự thân vận động", một sự hướng nội, là sự chiến thắng bản thân mình, đòi hỏi GVMN phải có ý chí nghị lực và quyết tâm cao trong việc rèn đức, luyện tài. Đây là một đòi hỏi hết sức nghiêm túc của quá trình tự giáo dục, đặc biệt là ý thức tự giác. Phải coi “Tự học, tự đào tạo là con đường phát triển nội sinh” [156, tr.8] của bản thân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng” [119, tr.113]. Đối với GVMN, hoạt động cách mạng chính là hoạt động giáo dục trẻ mầm non nên trong quá trình giáo dục cũng cần phải là

người tự giáo dục. “Muốn tiến bộ kịp sự biến đổi vô cùng tận, thì chúng ta phải nghiên cứu, học tập” [115, tr.145]. Về cách học, Người căn dặn: “Lấy tự học làm cốt” [111, tr.312]. Điều này cho thấy để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, GVMN phải không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện bản thân để không ngừng đáp ứng yêu cầu mới, không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo, luôn say mê, bền bỉ, cần cù, nghiêm túc và sáng tạo trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w