Mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non với hiện thực cuộc sống đang diễn

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 113 - 116)

nghề nghiệp của giáo viên mầm non với hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, tồn tại với nhiều bất công trong xã hội

Sau 33 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra sức mạnh đáng kể, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Từ chỗ khủng khoảng trầm trọng và kéo dài, tình hình kinh tế - xã hội đi dần vào thế ổn định nhờ những thành tựu vượt bậc trong nông nghiệp, đời sống nhân dân

được cải thiện rõ rệt, ổn định chính trị được giữ vững, văn hóa - xã hội có những tiến bộ rõ rệt. Trên thành tựu đạt được đó, ngành giáo dục - đào tạo đã tiến hành đổi mới toàn diện để vừa phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, vừa nhanh chóng hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [52, tr.118]. Trong giáo dục, lực lượng chủ yếu đảm nhiệm vai trò hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện là đội ngũ giáo viên. Người giáo viên có trách nhiệm truyền đạt cho thế hệ trẻ hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kĩ xảo lao động nghề nghiệp, truyền bá cho họ lý tưởng và đạo đức chân chính, hệ thống giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Có thể nói đây là cái “dấu nối” giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sản xuất nền văn hóa ở thế hệ trẻ. Để hoàn thành trọng trách to lớn trên, xã hội đặt ra yêu cầu rất cao đối với đội ngũ này, người giáo viên không chỉ đạt chuẩn về trình độ, chuyên môn mà còn cần một bầu nhiệt huyết, đam mê nghề nghiệp; tinh thần tự học, tự vươn lên; một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về nhân cách đối với học sinh.

Giáo viên mầm non là người giữ vai trò chủ thể trực tiếp quan trọng trong các hoạt động giáo dục mầm non. Hoạt động sư phạm của GVMN nhằm hướng đến hình thành cho trẻ mầm non nhân cách con người XHCN, là mẫu người sống có lý tưởng, trách nhiệm với xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Óc của người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ” [116, tr.621]. Ảnh hưởng của giáo dục sẽ theo con người đi suốt cuộc đời, nếu được giáo dục trong môi trường giáo dục tốt thì sẽ có con người tốt và ngược lại. Vậy, để tạo được môi trường giáo dục tốt tới trẻ mầm non thì yêu cầu đặt ra trước hết phải có đội ngũ GVMN tốt, có đủ bản lĩnh và lòng yêu nghề, tự chịu trách nhiệm với công việc của mình, luôn sáng tạo trong giáo dục; tức là phải hội tụ đầy đủ

các chuẩn mực ĐĐNN, các giá trị đạo đức người thầy tốt đẹp trong lịch sử dân tộc. Các chủ thể giáo dục như Đảng, Nhà nước, Nhà trường, gia đình... và bản thân người GVMN đang nỗ lực thực hiện chiến lược trên.

Tuy nhiên xu hướng toàn cầu hóa và mặt trái của nền KTTT đã tác động mạnh mẽ với những diễn biến phức tạp, nhiều nghịch lý đang ảnh hưởng đến nền văn hóa, các chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam. Các giá trị đạo đức truyền thống như: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng… vẫn là những chuẩn mực đạo đức cơ bản ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, xuất hiện quan niệm lệch lạc, mờ nhạt về lý tưởng, một số lối sống lai căng, vụ lợi; trào lưu cổ súy cho lối sống tiêu cực… tiêu biểu là nhân vật “Khá Bảnh” đã nhận được nhiều sự quan tâm của thanh niên mới lớn trong thời gian qua. Sự gia tăng ngôn ngữ tiếng lóng, ngôn từ ký hiệu làm méo mó và mất đi sự trong sáng của tiếng Việt; nhiều bạn trẻ lệ thuộc vào không gian ảo đã đánh mất đi những giá trị thực... những rạn nứt trong cung cách ứng xử, lối sống, bạo hành trong gia đình ngày càng gia tăng. Về vấn đề này, Văn kiện Đại hội XII thẳng thắn nhìn nhận: “Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục” [52]... Đáng lo ngại là tác động tiêu cực đó đã làm xói mòn phẩm chất của một số nhà giáo, gây ảnh hưởng uy tín ngừời thầy trong xã hội…” [42, tr.21]. “Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp” [38, tr.46]. Điều này gây hệ lụy không nhỏ tới truyền thống giáo dục “tôn sư trọng đạo”của dân tộc, kéo lùi sự phát triển của lịch sử, làm hủy hoại hình ảnh người thầy, người GVMN vốn được nhân dân ta xây dựng hàng nghìn năm qua.

Chúng ta cần nâng cao ĐĐNN cho GVMN nhưng trong thực tế tình trạng GVMN suy thoái về đạo đức, lối sống, hình ảnh cô giáo mầm non vi phạm đạo đức nghề, bạo hành trẻ mầm non, có lối sống buông thả; hay hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, sự thiếu gương mẫu của cô giáo mầm non.. đang tồn tại không ít trong xã hội hiện nay, đây chính là tấm gương phản diện ảnh hưởng tới tâm hồn non nớt của trẻ. Những hiện tượng này đã làm cho dư

luận xã hội hoài nghi vào chất lượng của GDMN, thiếu lòng tin vào những vấn đề lý luận được trang bị trong nhà trường, thiếu tin tưởng vào vai trò của người giáo viên. Sự suy thoái ĐĐNN của một bộ phận GVMN đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng GDMN hiện nay. Điều này đặt ra vấn đề phải chăng nhận thức của các chủ thể giáo dục về tầm quan trọng của ĐĐNN với GVMN là đúng, nhưng cách thức, nội dung, phương pháp giáo dục trong nhà trường chưa thực sự hợp lý, chưa theo kịp với sự vận động của xã hội. Do vậy, khắc phục những hạn chế trên cần tạo dựng được môi trường kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh mà ở đó người GVMN được cống hiến, phát triển và hưởng thụ, đó cũng là mảnh đất nuôi dưỡng, hoàn thiện các phẩm chất ĐĐNN của đội ngũ này.

Một phần của tài liệu Luận Án Nguyễn Thị Thủy (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w