Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng
2.2.1. Giới thuyết vấn đề
Đối tượng trung tâm của mọi tác phẩm văn học là con người. Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hóa hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một nhân vật nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Nhân vật trong văn học không phải là sự sao chụp những chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, hình dáng, tính cách, tâm hồn… Nhân vật là những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm. Các loại hình nhân vật tât đa dạng. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng xã hội của nhà văn, lại có thể nói tới nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Sau nữa, có thể nói
tới lại nhân vật tư tưởng, thường được nhà văn sáng tạo ra để minh họa cho một quan điểm tư tưởng của mình, hoặc thể hiện một tư tưởng nào đó của thời đại. Bên cạnh khái niệm nhân vật là khái niệm tính cách. Trong nghiên cứu văn học, theo nghĩa rộng nhất của nó, khái niệm nhân vật mới là hình ảnh về con người, khái niệm tính cách là hình tượng về con người. Tính cách được hiểu là những đặc điểm, những phẩm chất nào đó của nhân vật được thể hiện tương đối rõ nét. Khái niệm tính cách có thể được hiểu theo cách sau: tính cách cũng là nhân vật, nhưng là nhân vật được thể hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn.
Như vậy, ta có thể thấy thế giới nhân vật trong văn học rất sinh động. Trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, thế giới nhân vật của ông cũng rất đa dạng, độc đáo. Trong phần này, người nghiên cứu chỉ đề cập đến thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám.
Nguyễn Tuân là một nhà văn có cái Tôi độc đáo, khác người. Ông chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Về triết học, ông ảnh hưởng của triết học Niezsche về quan niệm con người siêu đẳng: Nguyễn Tuân chia con người thành hai loại; nhóm nhỏ những con người đặc biệt- những con người đề cao sức mạnh phi thường có quyền chà đạp lên người khác; loại thứ hai là số đông những con người tầm thường và tẻ nhạt. Về văn học, ông ảnh hưởng của nhà văn Pháp A.Gide khi đề cao vai trò của cá nhân với cộng đồng xã hội: con người càng khác biệt, đối lập với cộng đồng xã hội bao nhiêu, con người ấy càng khẳng định được mình bấy nhiêu. Trong quan điểm về cuộc đời và con người, Nguyễn Tuân tiếp cận tư tưởng Lão Trang một cách sâu sắc và ảnh hưởng từ người cha- cụ Tú kép Nguyễn An Lan xem cuộc đời như một cuộc chơi. Bởi vậy, cái tôi trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Tuân rất đặc biệt, nói như Phan Cự Đệ: “Đó là một cái tôi lập dị, ngang bướng, đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào những kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh” [6, tr. 103]. Nguyễn Tuân thổi phồng cái tôi của mình lên. Ông tâm sự trong tiểu thuyết Thiếu quê hƣơng: “Người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi, chứ không để lại một bản sao nguyên cảo nào” Nhà nghiên cứu Hà Văn
Đức có nhận xét về các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân: “Nhiều nhân vật trong tác phẩm, Nguyễn Tuân sử dụng đại từ nhân xưng thứ nhất tôi và thậm chí các nhân vật khác của ông mặc dù tên gọi có khác nhau: Vi, Bạch, Hoàng, Nguyễn… thì thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả”. Như vậy, nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân chính là biểu hiện của chính con người cá nhân tác giả.
Như đã nói ở trên, quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân là vươn tới cái đẹp. Hay nói cách khác, cái tôi cá nhân nhà văn là một cái Tôi nghệ sĩ. Trong tác phẩm của mình, ông nhìn sự vật bằng con mắt thẩm mỹ, những nhân vật mà ông xây dựng đều là những bậc tài hoa, nghệ sĩ. Điều này ta không chỉ thấy trong trang sách mà trong cuộc đời, Nguyễn Tuân đều thể hiện một cách rất nhất quán.
2.2.2. Những kiểu nhân vật tiêu biểu trong sáng tác về đề tài quá khứ của Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng Nguyễn Tuân trƣớc Cách mạng