Kết cấu tự do, linh hoạt, phóng túng

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42709 (Trang 78 - 79)

Kết cấu tự do, dẫn chứng linh hoạt, phóng túng chính là đặc trưng nổi bật của thể loại tùy bút. Có người nói: Tự do là phép tắc duy nhất của tùy bút. Ở thể loại văn này, người viết có thể tùy cảm xúc của mình mà tả người, kể vật, đồng thời tự do bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm về cuộc sống. Đây là mảnh đất dung nạp những tài năng có trí tuệ và tâm hồn. Nhưng không chỉ có ở tùy bút, Nguyễn Tuân mới sử dụng kết cấu tự do, dẫn dắt linh hoạt, phóng túng mà ở truyện ngắn ta vẫn bắt gặp kiểu kết cấu này. Những truyện ngắn trong tập Vang bóng một thời đã được giản lược tình tiết đi rất nhiều bởi dường như nhà văn đang viết theo cảm hứng nhiều hơn. Văn chương như là nơi để Nguyễn Tuân phô bày sự tài hoa, uyên bác của mình về các môn nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Mỗi câu chuyện giống như một bức bích họa độc đáo về những thú chơi thanh cao của các bậc cổ nhân nước Việt: nghệ thuật ẩm thực (Những chiếc ấm đất, Chén trà sƣơng, Hƣơng cuội), thú vui chơi tao nhã (Thả thơ, Đánh thơ, Một cảnh thu muộn), lối ứng xử tinh tế (Ngôi mả

cũ, Chữ ngƣời tử tù), nét tài hoa nghề nghiệp (Trên đỉnh non Tản, Ném bút chì, Chém treo ngành)…

Trong tập truyện này, ta thấy kết cấu tác phẩm khá lỏng lẻo, không có biến cố và xung đột dữ dội giữa các nhân vật hay những giằng xé về nội tâm như vẫn thường thấy trong thể loại truyện ngắn. Truyện của Nguyễn Tuân rất ít nhân vật, ông cũng ít miêu tả ngoại hình hay nội tâm nhân vật, mà chủ yếu miêu tả cụ thể, tỉ mỉ tài năng, sở thích của họ. Khảo sát qua truyện ngắn Một cảnh thu muộn, chúng tôi thấy trong 18 trang truyện (từ trang 135 đến trang 153) Nguyễn Tuân đã dành 9 trang cuối (từ trang 145 đến trang 153), tức là dành một nửa truyện để miêu tả thật tỉ mỉ cách làm đèn và chơi đèn kéo quân của ba thế hệ trong gia đình cụ Thượng Nam Ninh. Nhìn chung, các truyện đều có nhân vật, nhưng dường như nhân vật chỉ là cái cớ để nhà văn bộc lộ những cảm xúc chủ quan của mình, vì vậy các nhân vật

đều là những hóa thân của Nguyễn Tuân, dù họ mang những cái tên như Bát Lê, Cai Xanh, Phó Sứ, Huấn Cao… Họ có thể là những nhân vật lãng tử giang hồ không muốn dừng chân ở một chỗ nào nhất định hoặc là những nhà nho bất đắc chí. Nhưng họ đều là những con người tài hoa, sự sống đối với họ chỉ để thi tài và khoe tài, để thờ phụng cung kính cái đẹp mà thôi. Những nhân vật ấy chính là sự hóa thân của Nguyễn Tuân, một cá tính độc đáo, cao ngạo, một con người tài hoa sống mà như chỉ để trêu ngươi với đời.

Như vậy, với việc tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy những hình ảnh biểu cảm được ông xây dựng bằng kiểu kết cấu tự do, dẫn dắt hết sức linh hoạt, phóng túng, không dựa trên một mô hình, một khuôn mẫu nào. Nguyễn Tuân cũng từng lý giải: “Có anh nhận xét tôi hay lan man. Nhưng bài văn đâu phải là bản báo cáo mà phải có những mục một, hai, ba, bốn… cũng không phải bài luận học trò. Cái nói chỉ là hiện tượng bên ngoài, điều quan trọng là cái mạch tư tưởng bên trong chứ”. Chính kiểu kết cấu này làm cho mỗi sáng tác của Nguyễn Tuân đều chứa đựng những nét độc đáo, hết sức riêng biệt, không bị trùng lặp và có sức hấp dẫn người đọc

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42709 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)