Quan niệm nghệ thuật về con ngƣờ

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42709 (Trang 25 - 29)

Quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học. Vì vậy thi pháp học đưa ra khái niệm: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các hình tượng trong đó” [28, tr. 59]. Mỗi nhà văn có quan niệm nghệ thuật riêng vì vậy hình tượng nghệ thuật (nhân vật- con người) xuất hiện trong tác phẩm bao giờ cũng mang tính quan niệm của tác giả. Con người trong văn

học thực chất là sự cắt nghĩa và quan niệm về con người được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật, trong cách miêu tả con người, trong các hệ thống, các hình ảnh tượng trưng, các nguyên tắc miêu tả tính cách, tâm lý... Nhà văn sáng tạo ra nhân vật bao giờ cũng theo những cách hình dung, cũng như cách cảm nhận của riêng mình. Bởi trong nghệ thuật, sự miêu tả bao giờ cũng nhằm hai mục đích. Thứ nhất, gợi ra khách thể, sự vật được hiện diện trước mắt; thứ hai, gợi ra chủ thể, sự cảm thụ, cách nhìn chủ quan với chúng. Như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhận định: “Chính phương diện cảm thụ này (tức là bản thân nhà văn), cách nhìn này là quan niệm nghệ thuật về con người đối với nhân vật, mà muốn cảm thụ nhân vật một cách chỉnh thể, toàn vẹn thì không thể bỏ qua được” [28, tr. 60]. Quan niệm nghệ thuật đang được nói đến ở đây thuộc phạm vi ý thức và nó gắn liền với ý thức về chức năng, nhiệm vụ, khả năng của văn học. Để hiểu một tác phẩm, một tác giả, một trào lưu, một giai đoạn văn học, không thể không xem xét đến quan niệm nghệ thuật về con người. Hiểu được nguyên tắc cắt nghĩa và cảm nhận con người, sẽ hiểu được vai trò sáng tạo của nhà văn trong việc thâm nhập và chiếm lĩnh đời sống.

Tiếp cận con người ở phương diện thẩm mĩ, các nhân vật của Nguyễn Tuân đều

là những con người tài hoa nghệ sĩ trong lĩnh vực của mình. Nếu Nguyễn Minh Châu trong cuộc đời sáng tác của mình cố đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong mỗi người thì Nguyễn Tuân cũng vậy, qua từng trang viết của mình, ông cố gắng đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong mỗi con người mà mình miêu tả. Kiểu nhân vật tài hoa nghệ sĩ được tập trung chủ yếu trong tập Vang bóng một thời và một số truyện

ngắn được sáng tác trước đó.

Tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ nên tiêu chí để phân biệt nhân vật của Nguyễn Tuân cũng là tiêu chí thẩm mỹ. Điều này khiến Nguyễn Tuân khác hẳn với các nhà văn cùng thời như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao vì cơ bản họ là những nhà văn hiện thực. Các nhà văn hiện thực thường đứng trên quan điểm đạo đức xã hội để phê phán cái xấu. Còn Nguyễn Tuân về cơ bản là một nhà văn lãng mạn, ông đứng trên quan điểm cái đẹp để phê phán xã hội. Vì vậy lớp nhân vật tài hoa nghệ sĩ trong các tác phẩm của ông đều được lí tưởng hóa đến mức

cao độ. Với những con người này, Nguyễn Tuân viết về họ với tất cả niềm say mê và ngưỡng mộ dù đó là những kẻ chuyên nghề cờ bạc, phường trộm cướp, những tên đao phủ hay những bọn thực dân, tay sai... Ông nhìn nhận họ ở cái tài và phương diện của cái đẹp nên hễ họ có cử chỉ, hành động đẹp đối với nhà văn đều đáng được đề cao. Đó là nhân vật Phó Sứ trong Thả thơ, “đáng mặt làm nhà cái cho những buổi thả thơ rất nên thơ”, là cụ Phủ “một người mà học lực và chính tích chấp cả bạn đồng liêu một thời” (Đánh thơ). Ông ca ngợi cái đẹp của một thằng ăn cắp: “Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta rất gọn và rất nhanh” (Chuyến xe tình). Hay viên quan Công Sứ Trung Bắc lưỡng kỳ kiêm chủ đồn điền cà phê vùng Hoài Hoan người Tây tên là Rê-Bit-Xê (với cái tên đã được đông phương hóa là Lê Bích Xa)- một người say mê những bức tranh cổ họa Tàu tới mức dồn hết cả tiền thu về rất nhiều sau mỗi vụ cà phê để đi mua tranh, với mục đích cuối cùng là mở được một bảo tàng tranh họa Trung Hoa (Lửa nến trong

tranh). Ông miêu tả Bát Lê với lối Chém treo ngành rất nhanh, rất ngọt hay ngón

đòn “ném bút chì” chuẩn xác của Những kẻ bất đắc chí như những nghệ sĩ tài hoa trong nghề đao phủ, trộm cướp. Đặc biệt trong thế giới của Vang bóng một thời ta thấy hiện lên nhân vật Huấn Cao- một người nghệ sĩ tài hoa đồng thời là một trang anh hùng dũng liệt có khí phách hiên ngang và cái tâm hơn người. Ông hiện lên như một người có tài năng phi thường ở lĩnh vực thi pháp và cũng là người có tài bẻ khóa và vượt ngục, nhưng hơn hết Huấn Cao là một bậc trượng phu “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nguyễn Tuân xây dựng những nhân vật tài hoa xuất chúng để đối lập với những kẻ phàm tục, thô lỗ, phản thẩm mĩ. Đó là đám viên chức, thị dân tỉnh lị không biết xấu hổ về sự sống tầm thường tẻ nhạt của mình lại còn lấy làm “hả hê với số phận” (Đôi tri kỷ gƣợng) hay những ông chánh sứ thích làm thơ và “chạy tuột vào nghệ thuật, ngồi xổm lên cái đẹp Nguyễn Tuân xây dựng những nhân vật tài hoa xuất chúng để đối lập với những kẻ phàm tục, thô lỗ, phản thẩm mĩ.

Tiểu kết chƣơng 1: Qua chương này chúng tôi tiến hành tìm hiểu hành trình sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, các đề tài chính và quan điểm nghệ

thuật chi phối sáng tác của ông, đặc biệt là những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến các sáng tác về đề tài quá khứ. Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ không ngừng khám phá bản thân và có sức sáng tạo dồi dào. Ông đã để lại cho nền văn học một di sản văn chương đáng quý, một phong cách nghệ thuật độc đáo. Là một nhà văn lãng mạn, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên ý thức về cái tôi của Nguyễn Tuân rất mạnh mẽ. Sống vào thời buổi Tây Tàu nhố nhăng, cái tôi ấy bị bủa vây bởi một môi trường xã hội quẩn đọng, buồn tẻ, sống giữa quê hương mà luôn thấy thiếu quê hương, ông tìm đến xê dịch để giải tỏa tâm hồn. Trên đường giang hồ, xê dịch, ông đã từng lăn lộn với đời sống trụy lạc ở những tiệm hút, nhà chứa, xóm cô đầu. Thực tế ấy đã đi vào những sáng tác của ông ở đề tài xê dịch và đề tài về cuộc sống hưởng lạc. Xê dịch hay hưởng lạc vẫn không giúp Nguyễn Tuân thoát khỏi nỗi cô đơn, trống trải, những dằn vặt đau đớn trong tâm hồn của một trí thức có nhân cách, ông tìm về thời quá khứ vàng son như một hướng thoát li, giải thoát khỏi những bế tắc của hiện tại. Trở về quá khứ, Nguyễn Tuân được sống lại một thời đẹp đẽ đã qua nay chỉ còn vang bóng với những con người tài hoa, cao thượng cùng với những thú vui chơi tao nhã di dưỡng tinh thần cho con người trong thời buổi lẫn lộn. Những trang viết của ông cho dù về đề tài nào cũng luôn luôn thể hiện một quan niệm nghệ thuật nhất quán: đề cao cái đẹp. Viết về vẻ đẹp cuộc sống trong quá khứ chính là biểu hiện của một tấm lòng thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, bộc lộ lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân. Qua những trang văn của ông, người đọc được sống với một thời đã qua để thêm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp truyền thống dân tộc. Vang bóng một thời trở thành bức thông điệp từ quá khứ giúp con người hôm nay biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn những giá trị tốt đẹp đã làm nên hồn cốt dân tộc trong chiều dài lịch sử.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42709 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)