Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ say mê đi tìm cái đẹp, cái mới lạ, độc đáo. Nguyễn Tuân cho rằng: “Cái thảm kịch ghê gớm nhất của người viết văn chuyên nghiệp là khi tả đến chỗ tình cảnh dữ dội nhưng chữ thì không ra được”. Nói như vậy để thấy Nguyễn Tuân sáng tạo không ngừng. Vì vậy, khi khám phá và miêu tả đối tượng, nhà văn luôn có ý thức tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc về đối tượng miêu tả. Một trong những cách tạo ấn tượng đó là việc dùng ngôn ngữ so sánh. Nguyễn Tuân có lối ví von so sánh thật tài tình. Đọc văn ông ta thấy sự vật như có hình có khối thật rõ nét. Miêu tả vóc dáng con người, ông có những so sánh thật sinh động: “Thế Lữ, Tchya, Lưu Trọng Lư (…), ngực người nào cũng lép như cái đồng hồ Omega trông nghiêng” (Một đêm họp đƣa ma Phụng). Lối ví von, cách tạo hình bằng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân thật độc đáo: “Ông thử roi vào mặt trống rồi uốn hai đầu xuống; thân roi ưỡn ngửa mãi lên như lúc người đàn bà tránh một cái hôn bạo” (Đới Roi). Có lúc, ông vừa so sánh, vừa liên tưởng đầy mơ mộng, giàu chất thơ: “Ví buổi trưa hè này là một đêm trăng có bóng trăng dãi lạnh lùng và ví cổng chùa Đồi mai là một cửa non đào thì những giọt sao kia có đủ cái thi vị một cuộc đánh dấu con đường về của khách tục trở lại trần sau khi chia tay cùng chúa động” [37, tr. 28].
Viết về dĩ vãng xa xăm, Nguyễn Tuân thường tạo cho câu văn nhịp điệu đĩnh đạc, thong thả, từ tốn, thoạt xem cứ tưởng như rề rà, diễn đạt quá ư cầu kì. Nhưng nghiền ngẫm cho kĩ, mới thấy nhịp điệu cũng như kết cấu câu văn của Nguyễn Tuân đã góp phần không nhỏ gợi không khí cho truyện tạo nên một sự cộng hưởng hài hòa, “phục chế” nhịp sống chậm rãi, đầy nghi lễ, với tôn ti trật tự chặt chẽ của một thời ngưng đọng đã qua. Mấy dòng mở đầu truyện ngắn Chữ ngƣời tử tù và những lời dặn dò của quản ngục sau khi cho chữ ở cuối truyện cho ta thấy điều rõ đó. Đồng thời, khá nhiều đoạn trong Chữ ngƣời tử tù “có thể làm đầu đề cho những họa sĩ nào ưa vẽ những cảnh đặc biệt Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan). Trong truyện Bố
Ô, vua lưu linh, chết cháy vì rượu. Xác cháy trong hơi rượu cũng thơm như mùi
Lãnh Út thật vô tiền khoáng hậu. Ranh giới giữa hình sắc và âm thanh nhòe đi, chỉ còn những hình ảnh siêu thực, độc đáo. Đoạn tam tấu trong tác phẩm được viết toàn bằng âm trắc, mỗi thanh âm đánh lên nghe cứa sắc, day dứt như những tiếng nấc. Bá Nhỡ, kẻ tìa tử dám đi đến tận cùng của nghệ thuật, đã xẻ gan thịt mình trong tiếng đàn, dùng mạng đổi lấy tiếng đàn, đã chịu cực hình tùng xẻo, để tiếng đàn đạt tới tuyệt đỉnh nghệ thuật. Đó cũng là tuyệt đỉnh nghệ thuật ngôn ngữ biểu đạt của Nguyễn Tuân.