Ngôn ngữ kiểu cách, trang trọng

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42709 (Trang 66 - 70)

Trước hết phải thấy rằng, nhà văn đã sử dụng hệ thống từ cổ, từ Hán Việt một

cách đắc địa để tạo không khí cổ xưa. Những từ cổ này được kết hợp hài hòa, chặt chẽ với những cảnh, những người trong quá khứ như dẫn người đọc mở cánh cửa bước vào một nhà bảo tàng văn hóa dân tộc, nơi đó trưng bày những hiện vật của một thời xa xưa. Ấn tượng về sự xưa cũ, cổ kính này một phần được tạo ra bởi hệ thống từ cổ kết hợp với những địa danh, tên gọi, cách nói, cách xưng hô mang dấu ấn của một thời xuất hiện dày đặc trong tác phẩm. Những cái tên: Chùa Đồi Mai, xứ Đồng Côn, quan Công sứ, khoa thi Mậu Ngọ, nhà nước Bảo hộ, viên giám trảm, lính cơ, cụ Nghè

… giúp chúng ta rất nhiều trong hành trình trở về quá khứ. Nói về nghệ thuật uống trà, nhà văn dùng một loạt từ ngữ: tuần nước, bữa trà sớm, hương trà, phong vị trà

tàu, trà đi hương, trà phát du, than tàu, hỏa lò, ấm Thế Đức gan gà, ấm Mạnh Thần, ấm Lưu Bội, trà Vũ Di Sơn, trà Bạch Mao Hầu, trà Trảm mã, nước sủi, sôi già, ngư nhãn, long nhãn... (Chén trà sƣơng, Những chiếc ấm đất). Về thơ xưa và lối đánh

bạc bằng thơ, ông có cả một trường từ vựng phong phú: cổ phong, gối hạc, cổ thi,

khổ độc, chữ trắc, chữ bằng, chữ lắt léo, chữ hiểm hóc, chữ ăn tiền, chọn chữ đặt tiền, nhà cái, nhà con, tiếng bạc, tiền hồ… (Đánh thơ). Về việc thi cử ngày xưa, ông

dùng các từ: sĩ tử, người sĩ, sĩ phu, thư sinh, cậu khóa, văn nhân, cáo trục, tiến

trường, nộp quyển, cánh quyển, đổi quyển, ống quyển, đại khoa, chánh chủ khảo, phủ phục, tam sinh, phạm húy, kỳ đệ nhất: kinh nghĩa, kỳ đệ nhị: thơ phú, kỳ đệ tam: văn sách, tân khoa, đầu xứ, huynh đệ đồng khoa…(Báo oán).

Việc đặt tiêu đề cho tác phẩm cũng thể hiện tài năng chơi chữ của Nguyễn Tuân. Viết về thú uống rượu với hòn đá cuội phết kẹo mạch nha và ủ trong hương hoa lan, ông đặt cho truyện cái tên là Hƣơng cuội. Hương hoa gợi sự mềm mại,

thơm tho; cuội lại gợi cái cứng cỏi. Đá cuội vốn vô tri, vô hồn nhưng qua bàn tay và khối óc của người có thú chơi cầu kì, lịch lãm, nó trở nên thật tinh tế, thanh tao. Cả hai hòa quyện vào nhau một cách độc đáo. Cách đặt tiêu đề như vậy mang đậm dấu

ấn phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân. Một ví dụ khác, cuối tác phẩm Chữ ngƣời

tử tù, sau khi ông Huấn Cao cho chữ và dặn dò những lời tâm huyết khiến quản

ngục cảm động, vái tử tù một vái mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. “Bái lĩnh” là một từ Hán Việt chỉ hành động vừa vái, vừa ghi nhận lời dặn dò. Một từ này đã làm hiện lên tất cả sự thành kính, ngưỡng mộ của quản ngục trước một nhân cách cao khiết như Huấn Cao. Câu nói của quản ngục không chỉ để tạ ơn người cho chữ mà còn đánh dấu sự thức tỉnh về nhân cách của ông. Trước khi gặp Huấn Cao, quản ngục bị mê muội bởi danh lợi tầm thường che lấp mất tâm hồn lương thiện. Chính Huấn Cao là người đã khơi dậy vẻ đẹp tâm hồn ấy. Một câu nói nhưng góp phần tô đậm thêm chủ đề của tác phẩm và thông điệp của nhà văn: Cái đẹp có sức cảm hóa lớn lao, đưa con người vươn tới cái thiện. Như vậy, việc sử dụng hệ thống ngôn từ độc đáo như trên vừa thể hiện dụng ý của nhà văn lại vừa nói lên một cách đầy đủ nhất sự hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ của nhà văn về nhiều phương diện như lịch sử, văn hóa và xã hội.

Bắt nguồn từ tình yêu, say mê tiếng mẹ đẻ, Nguyễn Tuân có ý thức gom góp, tích lũy, thu thập thành một kho từ vựng hết sức phong phú. Vì thế lúc sử dụng từ ngữ, ông thường ít lặp lại từ. Điều này thể hiện sức sáng tạo ngôn từ mang đậm cá tính nhà văn. Tên các nhân vật được Nguyễn Tuân gọi theo cách khác nhau: Thánh Tản Viên là: Chúa Ngàn Cao Cả, Chúa ngàn thiêng, Thần Non Tản, Chúa Non Xanh, Sơn chủ (Trên đỉnh non Tản). Ba cô gái đàn hay xứ Huế Mộng Liên, Mộng Tuyết, Mộng Thu được gọi là “Ba cái Mộng”. Ấm Đái (Đới) làm nghề tuốt roi chầu ông gọi là Đới Roi. Ông cụ uống rượu say mềm ở các Cửa Ô được các cô gái bán rượu gọi là Bố Ô. Cùng với tên các nhân vật là tên các sự vật, hiện tượng quen thuộc cũng được ông gọi bằng nhiều cái tên: ông gọi lưỡi mai là bút chì (Ném bút

chì), gọi vầng trăng là vừng trăng (Thả thơ), gọi vành trăng non là cái sừng trăng

(Ngôi mả cũ, Một cảnh thu muộn); gọi lối đánh bạc bằng thơ là thả thơ, đánh thơ, cuộc đỏ đen trí thức. Cướp một đám thật to còn được Nguyễn Tuân gọi là “đánh một tiếng bạc lớn” và những kẻ thực hiện đám cướp ấy được gọi là tay chơi, kẻ đàn anh... Lối chém đầu người có một không hai của tên đao phủ Bát Lê được Nguyễn

Tuân gọi bằng những cách khác nhau: chém treo ngành, lối cặp gắp chả chim... Ở những cấp độ có quy mô tổ chức lớn hơn, những tìm tòi của Nguyễn Tuân càng độc đáo, nghịch dị. Nói về một buổi sớm mai: “Cuộc đời hồi tỉnh lại dần dần” (Chén

trà sƣơng); “ánh sáng ban ngày đi vắng mãi những đâu mà đến bây giờ vẫn chưa

thấy về” (Khoa thi cuối cùng). Về một hòn than cháy tàn trong lò: “Hòn than sống hết một đời khoáng chất”; “cái hấp hối của lũ vô tri vô giác” (Chén trà

sƣơng). Về một ấm nước sắp sôi: “Có tiếng thở dài của khối nước sắp biến thể” (Chén trà sƣơng). Về một chàng trai chết trẻ: “Cậu con trai không may cướp công sinh thành” (Thả thơ). Về một đào nương đi lấy chồng: “Một cái miệng cười, mười ngón tay tháp bút trước kia là của chung thiên hạ bởi nó không có sở cứ, bây giờ đã trở nên của riêng một nhà” (Đánh thơ)… Lối diễn đạt như những ví dụ vừa

nêu có thể tìm thấy vô số trong lời văn trần thuật của Nguyễn Tuân. Theo Thụy Khuê, lối nói tân kỳ này người ta gọi là biện pháp siêu thực và biện pháp đó có mặt trong văn Nguyễn Tuân là do ông tự sáng tạo ra, phi trường phái, không vay mượn, không chịu ảnh hưởng từ đâu hết [19]. Cách diễn đạt này bộc lộ rõ cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Bên cạnh những thú vị bất ngờ mà nó mang đến cho người đọc, trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ trần thuật của nhà văn không khỏi tỏ ra thiếu tự nhiên bởi lối “phục sức” rườm rà, cầu kỳ quá mức cần thiết.

Nguyễn Tuân còn là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác nhau: khảo cổ, hội họa, điện ảnh, âm nhạc... Ông đã phát huy sự hiểu biết này của mình trong việc sử dụng ngôn ngữ của nhiều ngành nghệ thuật để miêu tả và dựng cảnh trong các tác phẩm của mình. Miêu tả cuộc biểu diễn lối chém treo ngành của Bát Lê, Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ của quân sự, xen với võ đạo, vũ đạo và âm nhạc tạo nên cảnh tượng sống động: “Trước khi hoa thanh quất trong mấy hàng chuối được chọn lựa kỹ càng kia, Bát Lê đã múa đao chém lia lịa vào thân mọi cây chuối khác, chém không tiếc tay, chém như một người hết sức tự vệ trong một cuộc huyết chiến để mở lấy một con đường máu lúc phá vòng vây” [37, tr. 17]. “Thế rồi vừa hát, vừa chém bên trái, vừa chém bên phải, Bát Lê hát hết mười bốn câu, và đánh gục mười bốn cây chuối” [37, tr. 19]. Trong Trên đỉnh non

Tản, ông vận dụng kiến thức về khảo cổ để đưa người đọc tới một vùng đất thiêng,

chứa đựng bao điều huyền bí về thế giới lúc sơ khai: “Ở nhiều chỗ không ngờ tới, người ta thường còn đào thấy những cái hài cốt rất kỳ quái của loài động vật đời thạch khí...” [37, tr. 182]. Am tường về hội họa, Nguyễn Tuân cũng thành thạo trong việc sử dụng gam màu thật tài hoa. Ông tinh tế khi miêu tả sự chuyển đổi của màu sắc qua đó thấy được bước đi của thời gian: “Đêm tờ mờ đen rầm hẳn lại, rồi đen ngòm, rồi đen kịt, tối hơn cái hũ nút” [37, tr. 195]. Có lúc, Nguyễn Tuân huy động kiến thức của văn học Tàu và kĩ thuật của nghề thủ công để miêu tả việc làm đèn kéo quân chơi tết Trung thu trong Một cảnh thu muộn. Đặc biệt, Nguyễn Tuân hay sử dụng ngôn ngữ của hội họa và điện ảnh để dựng lên những cảnh tượng đặc biệt ấn tượng. Đó là cảnh ông Huấn Cao cho chữ quản ngục trong Chữ ngƣời tử tù. Cảnh tượng cứ dần dần hiện lên trước mắt người đọc như một thước phim quay chậm, mà ở đó có sự vận động từ bao quát toàn cảnh trại giam tỉnh Sơn đến cận cảnh là buồng giam ông Huấn, từ từ lướt qua cảnh chật chội, tối tăm, bẩn thỉu của buồng giam đến hình ảnh ba cái đầu người chụm nhau trên vuông lụa bạch giữa phòng, từ bóng tối đến ánh sáng tỏa ra ở đầu ngọn đuốc, từ xấu đến đẹp, từ ác đến thiện. Nổi bật lên trong cảnh tượng ấy là hình tượng người tù nghệ sĩ như được khắc chạm bằng ngôn từ. Toàn bộ cảnh cho chữ hiện lên như một bức tranh sơn mài rực rỡ và huyền ảo. Cảnh những người thợ Tràng Thôn ngồi trên chiếc thuyền thoi lao vun vút qua dòng sông vắng, vượt qua thác nước, rừng cây, núi đá để lên tới đỉnh non Tản như một thước phim được lồng kỹ xảo điện ảnh. Hay cái cảnh báo oán của oan hồn người đàn bà với ông Đầu Xứ Ngoạt và Đầu Xứ Em trong trường thi có thể ví như những thước phim kinh dị của điện ảnh hiện đại.

Nguyễn Tuân là người có nhiều trải nghiệm phong phú trong cuộc đời ưa xê dịch cùng khả năng hiểu biết và học hỏi không ngừng. Nhờ đó mà ông đã có cả một kho ngôn từ hết sức phong phú, đa dạng. Với sức sáng tạo không ngừng, Nguyễn Tuân đã góp phần không nhỏ vào nền văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42709 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)