- Bệnh bạch cầu cấp: thiếu máu, xuất huyết, sốt, gan lách hạch lớn.
3. Bệnh sinh viêm màng não mủ 1 Sinh bệnh học
3.1 Sinh bệnh học
Tuần tiến qua 4 giai đoạn: Thứ nhất: nhiễm trùng đường hô hấp trên.Thứ hai: xâm nhập vào máu từ các ổ nhiễm trùng đường hô hấp. Thứ ba: các vi khuẩn theo đường máu tràn vào màng não.Thứ tư: viêm màng não - não.
• Đại bộ phận trẻ em vào thời gian nào đó, đều bị cư trú hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp do các vi khuẩn gây viêm màng não. Trong phần lớn trẻ em có bệnh nhẹ ở đường hô hấp. Ở một số ít trẻ, vi khuẩn này đã xâm nhập vào máu. Ở một số trong các trường hợp này, các vi khuẩn bị quét sạch khỏi dòng máu nhờ các cơ chế phòng vệ tự nhiên. Ở một số khác, nhiễm khuẩn được giải quyết tại bằng các thứ thuốc kháng khuẩn uống thông thường. Tuy vậy ở một số ít trẻ, bệnh nhiễm khuẩn tuần tiến và gieo rắc vào hệ thần kinh trung ương rồi gây viêm màng não.
Các ổ nhiễm trùng vùng bên cạnh não như viêm xoang mủ, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm xoang sàng, xoang bướm, xoang trán, viêm xương tủy xương sọ, cột sống; chấn thương sọ não hở; u màng não tủy có thể gây viêm màng não qua đường lan truyền lân cận, song thường là do vãng khuẩn huyết trước đó.
3.2. Yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn qua màng não
• Có nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus hoặc nhiễm trùng phổi do Pneumococcus. • Vi khuẩn có ái tính với màng não một khi đã lan tràn vào máu (H. influenzae, phế cầu và não mô cầu).
• Tổn thương màng chắn máu - dịch não tủy để vi khuẩn vào đến khoang dưới màng nhện do chấn thương sọ não kín, hở gây hủy hoại tình trạng dinh dưỡng tại chỗ.
• Môi trường, cộng đồng : H. influenzae và não mô cầu có khi gây thành dịch trong một cộng đồng, phế cầu thì hiếm hơn.