Nguyên tắc xử trí 1 Chăm sóc

Một phần của tài liệu LY THUYET NHI CO SO 2017 (Trang 85 - 86)

- Bệnh bạch cầu cấp: thiếu máu, xuất huyết, sốt, gan lách hạch lớn.

9. Nguyên tắc xử trí 1 Chăm sóc

9.1. Chăm sóc

• Thông thoáng đường thở, cho thở O2, nằm ngữa cổ, hút đờm giải.

• Chú ý đối với những trẻ có co giật, hôn mê chế độ săn sóc cần thích hợp, giữ vệ sinh thân thể tránh loét, tránh bội nhiễm.

9.2. Điều trị hỗ trợ

• Chống phù não • Chống co giật

• Hạ nhiệt :

• Giải quyết các biến chứng

9.3 Điều trị theo nguyên nhân

• Tiêu chuẩn chọn lựa: Kháng sinh phải thấm qua màng não tốt, rẻ tiền, dễ kiếm, nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh, thuốc phải được cho bằng đường tĩnh mạch, thời gian điều trị đủ, liều lượng đúng.

9.3.1 Khi chưa biết loại vi khuẩn

- Đối với trẻ sơ sinh: Ampicilin + Gentamicin + Cephalosporin thế hệ 3 - Đối với trẻ ngoài diện sơ sinh :

• Ceftriaxone : 100mg/Kg/24 giờ • Cefotaxime : 200mg/Kg/24 giờ

9.3.2 Khi biết rõ loại vi khuẩn

Nên tham khảo kháng sinh đồ, DNT chọc kiểm tra sau 48 giờ và đáp ứng trên lâm sàng sau 3 ngày điều trị để quyết định tiếp tục kháng sinh đã cho hay thay đổi kháng sinh thích hợp.

• Liên cầu khuẩn nhóm B : Ampicilin và Penicillin G x 14 - 21 ngày

• Trực trùng gram (-) : Ampicilin + Gentamicin hoặc Cefotaxime + Gentamicin x 21 ngày.

• Hemophilus Influenzae : Ceftriaxone hoặc Cefotaxime x14 - 21 ngày.

• Não mô cầu : Penicillin 300.000đv /Kg/24 giờ, Chloramphenicol hoặc Cephalosporin thế hệ 3 là thuốc thay thế trong trường hợp dị ứng với Penicillin.

• E. Coli: Cephalosporin thế hệ 3 hoặc Meropenem. • Phế cầu : Cephalosporin thế hệ 3

• Tụ cầu : Oxacillin 200 mg/kg/ngày chia 6 lần. Nếu đề kháng với Methicillin : Vancomycin 60mg/Kg/24giờ .

Một phần của tài liệu LY THUYET NHI CO SO 2017 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w