IV. PHÒNG BỆNH
3. Nhắc lại sơ lược đặc điểm giải phẫu-sinh lý thận-tiết niệu trẻ em
3.1. Giải phẫu
Đơn vị cấu tạo và chức năng của thận là nephron. Số lượng nephron khoảng 106 mỗi thận kể từ tuần thứ 25 của thai nhi và sau này không tăng thêm số lượng mà chỉ tăng kích thước
3.2. Sinh lý
Diện tích lọc của cầu thận tỷ lệ thuận với diện tích da
Sự phân bố máu ở thận không đồng đều : phần vỏ được cung cấp nhiều máu Khả năng tự điều hòa đảm bảo được sự tuần hoàn thường xuyên trong thận Thận có 2 chức năng chính là tạo nước tiểu và nội tiết
Từ 2 tuổi chức năng sinh lý đã như ở người lớn
4. Sinh lý bệnh
Sau khi bị viêm họng (do LCK(A12) hoặc nhiễm trùng da(do LCK(A49), trong máu sẽ xuất hiện kháng thể kháng LCK gọi tắt là ASLO (Anti-Strepto-Lysine O) với nồng độ tăng dần và hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể gây tổn thương cho cầu thận, thường sau 9- 11ngày nếu viêm họng, sau 2-3 tuần nếu nhiễm trùng da.
Khởi bệnh thường đột ngột sau một thời gian viêm họng hoặc nhiễm trùng da, xuất hiện các triệu chứng sau
5.1. Phù
Thường phù nhẹ ở mi mắt và hai chi dưới với đặc điểm là phù trắng, mềm, ấn lõm (dấu Godet ), không đau, ăn nhạt sẽ giảm phù
5.2. Thiểu niệu
Thể tích nước tiểu có thể dưới 180ml/24giờ (đây là lượng nước tiểu cần thải ra nhỏ nhất) hoặc trên 100ml-<300ml/24giờ
5.3. Đái máu
Nước tiểu sẩm màu hoặc màu đỏ như nước rửa thịt. Thường đái máu đại thể xuất hiện sớm và biến mất sớm trong vòng 10 ngày nhưng đái máu vi thể có thể kéo dài 3- 6 tháng
5.4. Tăng huyết áp
Không bắt buộc nhưng cũng thường gặp trong tuần lễ đầu, tăng tâm thu lẫn tâm trương. Có thể không gây triệu chứng lâm sàng hoặc đôi khi gây nhức đầu, nôn mữa, lơ mơ, co giật...nhất là khi tăng huyết áp đột ngột dễ gây biến chứng