IV. PHÒNG BỆNH
3. Phòng bện hở cộng đồng:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2%.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học trong tuần đầu tiên của bệnh.
2. BỆNH SỞI
2.1. Định nghĩa: bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây do virus gảy ra. Bệnh sởi gây tử vong cao hơn so với các bệnh khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. tử vong cao hơn so với các bệnh khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Là bệnh rất dễ lây, có xu hướng xảy ra dịch và là nguyên nhân của nhiều trường hợp tử vong đặc biệt ở trẻ suy dinh dưỡng.
Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua những giọt nhỏ nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Người bệnh có thể lây cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh. Bệnh rất dễ lây truyền ở những nơi tập trung nhiều trẻ em, ví dụ ở các cơ sở y tế và trường học.
2.3. Những dấu hiệu và triệu chứng:
Biểu hiện đầu tiên là sốt cao, xuất hiện vào khoảng ngày 10 – 12 sau khi tiếp xúc với người bệnh và kéo dài vài ngày. Trong giai đoạn này có thể chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và xuất hiện những nốt trắng nhỏ bên trong má (hạt Koplick).
Sau vài ngày xuất hiện ban nhỏ, bắt đầu từ mặt, phía trên cổ. Trong thời gian khoảng 3 ngày, ban lan xuống thân thể, sau đó tới tay và chân. Ban kéo dài 5 -6 ngày rồi bay dần để lại những vết thâm. Giai đoạn ủ bệnh từ khi tiếp xúc với người bệnh cho đến khi xuất hiện ban trung bình khoảng 14 ngày, dao động trong khoảng 7 – 18 ngày.
2.4. Biến chứng:
Trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ nếu không tiêm vaccin sởi rất dễ mắt bệnh sởi và có nhiều biến chứng. Trẻ mắt bệnh sởi có thể bị tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp nặng và có thể tử vong.
Viêm phổi là nguyên nhân thông thường nhất gây tử vong liên quan đến sởi. Điều này thường xảy ra vì virus sởi làm suy yếu hệ miễn dịch. Viêm phổi có thể do chính virus sởi hoặc do các vi khuẩn bội nhiễm. Viêm não là một biến chứng nguy hiểm.
Sởi nặng thường gặp ở trẻ nuôi dưỡng kém, nhất là ở trẻ không được uống vitamin A hoặc sống trong điều kiện đông đúc và suy giảm miễn dịch do AIDS hoặc các bệnh khác. Sau khi khỏi người bệnh thường có miễn dịch đặc hiệu suốt đời.
2.5. Điều trị:
Tăng cường dinh dưỡng và điều trị mất nước bằng đường uống là cần thiết đối với nhiễm trùng tai và nhiễm trùng hô hấp. Điều quan trọng trong bệnh sởi là tăng cường ăn khi mắc sởi và giữ vệ sinh cho trẻ.
Tất cả trẻ em ở các nước đang phát triển cần được uống 2 liều vitamin A bổ sung cách nhau 24 giờ. Uống vitamin A có thể giúp trẻ tránh được mù lòa. Bổ sung vitamin A có thể làm giảm 50% số chết do sởi.
2.6. Phòng bệnh:
Để phòng bệnh sởi cần tiêm vaccin sởi. Bệnh sởi lây truyền rất cao, hầu hết những trẻ không được tiêm chủng nếu tiếp xúc đều bị mắc sởi. Tất cả trẻ em từ 6 – 9 tháng tuổi chưa được tiêm vaccin sởi đều phải được tiêm vaccin sởi. Nếu trẻ được tiêm vaccin sởi trước 9 tháng tuổi thì cần tiêm liều thứ hai khi trẻ 9 tháng tuổi hoặc ngay sau đó.
2.7. Khống chế bệnh sởi toàn cầu:
Các chiến lược được khuyến cáo để giảm số chết do sởi gồm:
Tiêm liều đầu tiên vaccin sởi cho trẻ lúc 9 tháng tuổi hoặc sau đó càng sớm càng tốt trong tiêm chủng thường xuyên.
Tất cả trẻ em đều cần tiêm liều thứ hai vaccin sởi. Điều này sẽ bảo đảm khả năng miễn dịch của những trẻ chưa được tiêm cũng như những trẻ có đáp ứng miễn dịch kém với liều tiêm trước.
Tăng cường giám sát sởi qua việc lồng ghép với những thông tin dịch tể học và xét nghiệm.