IV. PHÒNG BỆNH
7. BỆNH VIÊM GAN B
7.1. Định nghĩa
Viêm gan B là bệnh gây ra bởi virus làm tổn thương ở gan. Người lớn mắc viêm gan B thường qua khỏi. Tuy nhiên hầu hết trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B trong thời kỳ sơ sinh thường trở thành người mang trùng mạn tính. Trẻ mang virus nhiều năm và có thể lây truyền cho người khác.
Virus viêm gan B có trong máu và các dịch cơ thể khác. Nó thường lây truyền do tiếp xúc với máu do:
Tiêm không an toàn hoặc bị kim đâm Lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ
Lây giữa các đứa trẻ trong khi tiếp xúc qua vết cắt, vết xướt và cào. Lây truyền trong quan hệ tình dục
7.3. Những dấu hiệu và triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh trung bình 6 tuần nhưng cũng có thể kéo dài 6 tháng. Trẻ nhỏ nhiễm virus viêm gan B thường không có triệu chứng. Nhưng phần lớn trẻ em có thể trở thành người lành mang trùng mạn tính.
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau bụng và có biểu hiện giống như cúm. Có thể nước tiểu sẩm màu và phân bạc màu. Có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc hàng tháng. Để chẩn đoán xác định cần làm xét nghiệm máu.
Hầu hết các nhiễm trùng cấp tính ở người lớn tuổi đều khỏi. Những người khỏi bệnh và không mang virus mạn tính có miễn dịch phòng bệnh suốt đời.
7.4. Biến chứng
Một tỷ lệ nhiễm trùng cấp có thể nặng và gây tử vong. Biến chứng nguy hiểm nhất gồm viêm gan mãn, xơ gan, suy gan và ung thư gan gặp ở những người nhiễm trùng mạn tính.
7.5. Điều trị
Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với trường hợp cấp. Điều trị hỗ trợ là cần thiết. Trong nhiễm trùng mãn đôi khi có thể khỏi do điều trị.
7.6. Phòng bệnh
Tất cả trẻ em cần được tiêm 3 liều vaccin viêm gan B trong năm đầu. Thuận tiện nhất là 3 liều vaccin viêm gan B được tiêm cùng lúc với vaccin DPT. Ở những nước có tỷ lệ nhiễm cao cần tiêm liều viêm gan B sơ sinh để phòng nhiễm viêm gan B lúc sinh.
Ở một số nước vaccin viêm gan B được khuyến cáo tiêm cho thanh niên, cán bộ y tế và những người có nguy cơ cao.