IV. PHÒNG BỆNH
10. BỆNH THƯƠNG HÀN
10.1. Định nghĩa: bệnh thường là bệnh truyền nhiễm lưu hành gây dịch do vi khuẩn. Cho đến nay bệnh thương hàn vẫn còn là vấn đề y tế toàn cầu. Cho đến nay bệnh thương hàn vẫn còn là vấn đề y tế toàn cầu.
Bệnh thương hàn lây truyền qua đường tiêu hóa do thực phẩm, nước uống mang mầm bệnh. Người bệnh trở thành nguồn đào thải vi khuẩn ra môi trường từ khi có triệu chứng đầu tiên( sốt) và có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm sau khi bình phục.
10.3. Những dấu hiệu và triệu chứng:
Thời kỳ nung bệnh trung bình 8 – 14 ngày. Khởi phát thường từ từ bằng sốt tăng dần, rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy ), nhức đầu. Sau khoảng một tuần người bệnh sốt cao liên tục 39 – 40 0C ( hình cao nguyên), li bì, bụng chướng, gan lách to và hồng ban có thể gặp trong 40 -50 % trường hợp.
10.4. Biến chứng
Chảy máu ruột và thủng ruột là hai biến chứng thường gặp có thể gây tử vong ở những trường hợp điều trị muộn hoặc không điều trị. Các biến chứng khác như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng bụng, viêm túi mật .. tuy hiếm gặp nhưng cũng rất nặng và dễ gây tử vong.
10.5. Điều trị
Kháng sinh đặc hiệu: ở vùng vi khuẩn còn nhạy cảm: chloramphenicol, ampicillin và cotrimoxazole được chọn cho cả bệnh nhân người lớn và trẻ em. Ở vùng vi khuẩn đã đa kháng thuốc, phải sử dụng những thuốc thuộc nhóm quinolone cho người lớn và nhóm cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone) cho trẻ em. Điều trị biến chứng cụ thể rất quan trọng để tránh tử vong.
10.6. Phòng bệnh
Không đặc hiệu: cải thiện điều kiện vệ sinh, tăng cường nguồn nước sạch, vệ sinh ăn uống: uống nước đun sôi, không ăn thực phẩm sống hay nghi ngờ nhiễm trùng, rữa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài.
Phòng bệnh đặc hiệu: việc dùng vaccin phòng bệnh là phương pháp đặc hiệu, chủ động và có hiệu quả.
BÀI 8