IV. PHÒNG BỆNH
5. BỆNH UỐN VÁN
5.1. Định nghĩa:
Bệnh uốn ván là bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ. Sau khi người bệnh có vết thương hở tiếp xúc với nha bào uốn ván có trong đất, môi trường xung quanh. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh uốn ván. Bệnh có thể gặp và nguy hiểm ở trẻ sơ sinh gọi là uốn ván sơ sinh. Hầu hết trẻ sơ sinh mắc uốn ván sơ sinh đều tử vong. Uốn ván sơ sinh hay gặp ở vùng nông thôn, nơi có tỷ lệ đẻ tại nhà cao, đẻ và chăm sóc rốn không bảo đảm vô trùng.
5.2. Cách thức lây truyền
Bệnh uốn ván không lây truyền từ người sang người. Người có thể bị nhiễm uốn ván khi vết thương hoặc vết cắn bị nhiễm bẩn. Tác nhân gây bệnh thường phát triển trong vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và động vật cắn. Người phụ nữ có thể bị nguy cơ nhiễm trùng cao nếu dùng dụng cụ bệnh bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo thai. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bẩn nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không sạch. Trẻ nhỏ cũng có thể bị bệnh khi dùng các dụng cụ bẩn cắt bao quy đầu, rạch da và những thứ không sạch đắp vào các vết thương.
5.3. Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3- 10 ngày, nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Ở trẻ em và người lớn cứng cơ hàm là dấu hiệu đầu tiên của bệnh uốn ván. Tiếp theo là cứng cổ, khó nuốt, co cứng cơ bụng, cơ co thắt, vã mồ hôi và sốt. Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong hai ngày đầu khi sinh. Bệnh xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ 28 sau khi sinh, trẻ không bú được và tiếp theo là co cứng và co giật, hầu hết trẻ tử vong.
5.4. Biến chứng
Co thắt và co giật các cơ, có thể gãy xương sống hoặc các xương khác. Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nước tiểu khác có thể xảy ra. Tử vong cao ở trẻ nhỏ và người già.
5.5. Điều trị
Bệnh uốn ván ở mọi lứa tuổi cần phải được điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
5.6. Phòng bệnh
Để đạt mục tiêu toàn cầu vê loại trừ uốn ván sơ sinh, các nước cần triển khai các chiến lược sau:
Tăng tỷ lệ tiêm vaccin uốn ván cho phụ nữ mang thai.
Tiêm vaccin uốn ván cho tất cả phụ nữ tuổi sinh đẻ tại các vùng nguy cơ cao, triển khai qua ba vòng chiến dịch.
Đẩy mạnh việc thực hành đẻ sạch và chăm sóc rốn sạch.
Tăng cường giám sát và báo cáo các trường hợp uốn ván sơ sinh.
6. BỆNH LAO
6.1. Định nghĩa
Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn lao, vi khuẩn thường gây bệnh ở phổi. Những phần khác của cơ thể như xương, khớp và não cũng có thể bị ảnh hưởng.
Không phải tất cả những người nhiễm vi khuẩn lao đều bệnh bị bệnh. Người bị nhiễm lao thường không nhận thấy mình bị bệnh vì thường không có triệu chứng. Sự
nhiễm lao có thể kéo dài suốt đời và người nhiễm lao có thể không bao giờ phát bệnh, những người bị nhiễm lao mà không phát bệnh thì không có khả năng lây cho người khác.
6.2. Cách thức lây truyền
Bệnh lao lây truyền từ người này sang người khác qua đường không khí khi người mắc bệnh lao ho hoặc hắt hơi. Bệnh lao phát tán nhanh đặc biệt ở những nơi đông đúc, có khó khăn về chăm sóc y tế và dinh dưỡng kém. Cũng có thể bệnh nhiễm vi khuẩn lao từ súc vật bị bệnh do dùng sữa tươi từ gia súc bị nhiễm trùng. Mọi lứa tuổi đề có thể bị mắc bệnh lao. Nhưng nguy cơ phát triển bệnh lao cao ở trẻ em dưới 3 tuổi và ở người già. Những người bị nhiễm vi khuẩn lao có đáp ứng miễn dịch yếu ( ví dụ những người bị nhiễm HIV/AIDS) có nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn so với người bình thường.
6.3. Dấu hiệu và triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 4 – 12 tuần, nhưng cũng có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Sau khi bắt đầu điều trị một vài tuần người bệnh vẫn có thể gây nhiễm cho người khác.
Những triệu chứng của bệnh lao bao gồm: mệt mỏi, sút cân, sốt và ra mồ hôi đêm. Trong thể lao phổi có triệu chứng bao gồm: ho, ho ra máu và đau ngực. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ dấu hiệu của lao phổi chỉ là phát triển kém hoặc không tăng cân. Những dấu hiệu hoặc triệu chứng khác tùy thuộc vào phần cơ thể bị xâm nhập. ví dụ lao xương khớp có thể làm sưng đau và ảnh hưởng tới đầu gối, cột sống hoặc thận.
6.4. Biến chứng
Bệnh lao có thể biểu hiện rất nhiều thể khác nhau và đôi khi rất khó chẩn đoán. Người bị lao phổi nếu không được điều trị sẽ bị suy kiệt, tử vong đặc biệt ở những người nhiễm HIV/AIDS.
6.5. Điều trị
Người bị lao phải điều trị đủ một đợt, đúng phác đồ, thường kết hợp 2 hoặc nhiều loại thuốc chống lao kéo dài ít nhất 6 tháng, được gọi là DOTS ( lịch điều trị có kiểm soát). Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không dùng thuốc đủ liều hoặc không điều trị hết đợt. Số khác điều trị không hiệu quả. Điều này có thể làm tăng sự đa kháng thuốc của vi khuẩn lao và có thể vô cùng nguy hiểm nếu vi khuẩn này lây cho người khác. Khi bệnh nhân lao không hoàn thành đợt điều trị hoặc điều trị không đúng họ sẽ tiếp tục là nguồn lây nhiễm.
6.6. Phòng bệnh
Tiêm vaccin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ dưới 5 tuổi. Vaccin BCG không tiêm cho trẻ trên 12 tháng tuổi vì tỷ lệ bảo vệ rất khác nhau và ít chắc chắn.