- Tại thận và quanh thận:
6. Điều trị và dự phòng: 1 Nguyên tắc điều trị:
6.1. Nguyên tắc điều trị:
- Mục đích chủ yếu điều trị là vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo hóa thận. Điều trị sớm và triệt để ngay sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học. Chọn kháng sinh rẻ tiền, ít độc mà vẫn có hiệu quả nhờ phổ rộng, đặc hiệu.
- Đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách xét nghiệm tế bào-vi trùng ngày thứ 3 và ngày thứ 15. Tham khảo kháng sinh đồ. Điều trị dự phòng tái phát và điều trị dị tật hệ tiết niệu nếu có.
6.2. Phác đồ điều trị:
6.2.1.Viêm bàng quang cấp (Nhiễm trùng đường tiểu thấp):
Chỉ cần uống một loại kháng sinh từ 7-10 ngày. Chọn một trong các loại sau: - Amoxicillin: 50 mg/kg/ngày chia 3 lần.
- Bactrim (Sulfamethoxazole: 20-30 mg/kg/ngày và Trimethoprim: 4-6 mg/kg/ngày) chia 2 lần.
- Cephalosporin IG (Cefalexine): 50 mg/kg/ngày chia 3 lần.
- Augmentin (Amoxicillin + Ac. Clavulanique): 50 mg/kg/ngày chia 2 lần.
6.2.2. Viêm thận-bể thận cấp (Nhiễm trùng đường tiểu cao):
Phải kết hợp 2 loại kháng sinh đường tiêm trong 3-5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Tổng thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày.
- Khi chưa có kháng sinh đồ: Có thể chọn Cephalosporin 3G + Cefotaxime: 50-100 mg/kg/ngày chia 3 lần.
+ Ceftriaxone (Rocephin): 50 mg/kg/ngày chia 3 lần. + Gentamycin: 2 mg/kg/ngày chia 2 lần.
- Khi có kháng sinh đồ: Tùy theo diễn tiến trên lâm sàng để có thể chuyển thuốc tiêm sang đường uống và cũng có thể dùng một loại kháng sinh.
- Dẫn lưu nước tiểu: Dẫn lưu trong trường hợp có tắc nghẽn, điều trị ngay dị tật đường tiểu.
6.3. Dự phòng:
Nếu NKĐTN tái phát nhiều lần thì phải điều trị dự phòng bằng Bactrim hoặc
Nitrofurantoin vói liều 1/3 liều bình thường, uống một lần từ 2-4 tuần hoặc hàng năm nếu còn hiện tượng trào ngược bàng quang-niệu quản hay tắc nghẽn đường tiểu. Phải giới hạn và đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật thông dò đường tiểu. Phải theo dõi tác dụng phụ và độc tính của thuốc; phải cấy nước tiểu mỗi 1-2 tháng/năm để đề phòng VK kháng thuốc và phát hiện NKĐTN tái phát mà không có triệu chứng lâm sàng.
Phải giải quyết ngoại khoa với những bất thường đường tiểu được phát hiện.
Các vấn đề như uống nhiều nước, vệ sinh vùng hội âm hàng ngày, điều trị táo bón, điều trị hẹp bao qui đầu, phòng chống suy dinh dưỡng... Cũng có ý nghĩa dự phòng NKĐTN.
BÀI 12