Tầm quan trọng của vấn đề suy dinh dưỡng protein-năng lượng (SDDPNL) trẻ em

Một phần của tài liệu LY THUYET NHI CO SO 2017 (Trang 86 - 87)

- Bệnh bạch cầu cấp: thiếu máu, xuất huyết, sốt, gan lách hạch lớn.

1. Tầm quan trọng của vấn đề suy dinh dưỡng protein-năng lượng (SDDPNL) trẻ em

• Não mô cầu : Penicillin 300.000đv /Kg/24 giờ, Chloramphenicol hoặc Cephalosporin thế hệ 3 là thuốc thay thế trong trường hợp dị ứng với Penicillin.

• E. Coli: Cephalosporin thế hệ 3 hoặc Meropenem. • Phế cầu : Cephalosporin thế hệ 3

• Tụ cầu : Oxacillin 200 mg/kg/ngày chia 6 lần. Nếu đề kháng với Methicillin : Vancomycin 60mg/Kg/24giờ .

10. Tiên lượng

• Tuổi càng nhỏ, tiên lượng càng xấu.

• Thời gian bị bệnh trước khi đièu trị kháng sinh thích hợp. • Loại vi khuẩn đặc hiệu gây bệnh.

• Số lượng vi khuẩn hoặc số lượng chất Polysaccharide vỏ trong DNT lúc chẩn đoán. • Có những rối loạn làm giảm phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng.

Về mặc lâm sàng các yếu tố sau là tiên lượng nặng : vào viện sau 2 ngày, co giật tái đi tái lại, hôn mê nặng, protein trong DNT tăng trên 2g/l, đường trong NNT vết, có kèm theo hạ đường máu, vi khuẩn là phế cầu hoặc não mô cầu có kèm theo choáng, có bệnh kèm theo như phế quản phế viêm, suy dinh dưỡng thiếu máu...

11. Phòng bệnh

• Vaccine : đối với Haemophilus influenzae và não mô cầu.

• Phòng bằng thuốc : trẻ nhỏ có tiếp xúc với nguồn bệnh não mô cầu. Rifampicine :10 - 20 mg/Kg uống 2 - 4 ngày. Spiramycine : 50 mg/Kg/ngày uống trong 5 ngày.

• Giải quyết tốt các nhiễm trùng đường hô hấp trên và các bệnh đường tai mũi họng.

BÀI 18

SUY DINH DƯỠNG PROTEIN-NĂNG LƯỢNG TRẺ EM

Mục tiêu

1. Trình bày được dịch tễ học của suy dinh dưỡng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ. 2. Phát hiện được các triệu chứng lâm sàng và biết cách phân loại bệnh suy dinh dưỡng.

3. Kể được phác đồ điều trị suy dinh dưỡng của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn phòng suy dinh dưỡng tại cộng đồng và phòng suy dinh dưỡng bào thai.

1. Tầm quan trọng của vấn đề suy dinh dưỡng protein-năng lượng (SDDPNL) trẻem em

- Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em:

- Làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỉ lệ tử vong.

- Làm trẻ kém phát triển về thể chất và tinh thần.

- Điều trị SDDPNL phức tạp và tốn kém trong khi việc phát hiện sớm SDD nhẹ cũng như việc dự phòng SDD có thể thực hiện được nhờ các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ).

2. Dịch tễ học

- 1/3 dân số trên thế giới bị thiếu ăn. 35,7% trẻ em tại các nước đang phát triển bị SDDPNL, trong đó có 10 triệu trẻ em bị SDDPNL nặng (WHO, 1995)

- Tại Việt Nam, tỉ lệ SDD đã giảm nhiều nếu tính từ năm 1985 (51,5%), Năm 2000 theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ trên còn 33,1%. SDD hiện nay ở nước ta chủ yếu là thể nhẹ và vừa. SDD nặng đã giảm hẳn (0,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ SDD ở nước ta vẫn còn ở mức rất cao so với quy định của WHO

- Nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6-24 tháng.

- SDD là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em, nhất là khi bệnh phối hợp với bệnh ỉa chảy hay nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

Một phần của tài liệu LY THUYET NHI CO SO 2017 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w