Tiến triển và tiên lượng

Một phần của tài liệu LY THUYET NHI CO SO 2017 (Trang 53 - 55)

IV. PHÒNG BỆNH

8. Tiến triển và tiên lượng

VCTC/LCK có tiên lượng tốt : 90% - 95% trẻ lành hoàn toàn. Thông thường trong vòng 2- 3 tuần sau khi khởi bệnh, lâm sàng hầu như bình thường. Tiến triển đến viêm cầu thận bán cấp hoặc mãn chừng 5-10%. Trong giai đoạn cấp đôi khi có thể xảy ra suy thận cấp; suy tim-phù phổi cấp, bệnh não cao áp…gây tử vong từ 0-5%.Có thể tránh tử vong nếu can thiệp kịp thời các biến chứng kể trên.

9. Điều trị và dự phòng

9.1.1. Trường hợp không có suy thận

- Điều trị triệu chứng

+ Nghỉ ngơi tại giường cho đến khi hết phù và huyết áp trở lại bình thường

+ Chế độ ăn hạn chế muối trong giai đoạn cấp và ăn uống bình thường sau một tuần + Lợi tiểu chỉ cho khi có thiểu niệu, phù nhiều hoặc có biến chứng cấp tính do cao HA

- Kháng sinh: Penicillin G 100.000 đv/kg/ngày (hoặc Erythromycin 50mg/kg/ngày) uống trong 10 ngày để hạn chế việc lan truyền của vi khuẩn

9.1.2. Trường hợp có suy thận cấp (STC)

- Hạn chế nước

+ Vô niệu hạn chế hoàn toàn.

+ Nếu thiểu niệu:Tổng nước vào = Tổng nước mất ra ngoài +(200-500ml/24giờ ) - Lợi tiểu

+ Furosemide TM 2mg/kg sau vài giờ liều 2: 10mg/kg-20mg/kg + Mannitol 0,5g/kg-1g/kg TM trong 30 phút

- Điều trị tăng Kali máu khi >6mEq/l

- Chống toan khi pH máu < 7,15 và HCO3- <8 meq/l - Chống hạ Canxi máu

- Chống hạ Natri máu khi Na máu < 120 mEq/l. - Điều trị tăng huyết áp:

- Chống co giật ( bệnh não cao áp): Diazepam 0,5-1mg/kg hoặc Phenobarbital 3- 5mg/kg

- Thẩm phân phúc mạc hoặc lọc máu ngoài thận ( Thận nhân tạo ) - Chế độ ăn

+ Trong giai đoạn đang suy thận: Cho uống nước cháo đường ( U0 )

+ Sau khi suy thận cải thiện: Chế độ ăn với các thành phần đạm, mỡ, đường theo tỷ lệ

0 1 2

Đạm (0gr) Mỡ (2,5g/kg) Đường(5g/kg) + Đảm bảo năng lượng cần thiết tối thiểu là 50 Kcalo/kg/ngày

9.2. Dự phòng

Áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) nhằm ngăn ngừa không để nhiễm LCK như:

9.2.1. Cải thiện môi trường sống

9.2.2. Vệ sinh thân thể : Vệ sinh da nhất là vào mùa nóng, giữ ấm vùng họng vào mùa

lạnh

9.2.3. Nâng cao thể trạng

9.2.4. Điều trị kháng sinh sớm, có hệ thống với tất cả những trường hợp nghi nhiễm

LCK

9.2.5. Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là chủng ngừa vaccin LCK

9.2.6.Quản lý : Trẻ bị VCTC cần được theo dõi quản lý tại trạm xá địa phương

9.2.7. Phòng suy thận cấp

- Hạn chế những yếu tố nguy cơ đưa đến STC như các chương trình: phòng chống tiêu chảy cấp, phòng thấp, xử lý an toàn dược...cũng như điều trị sớm các dị tật bẩm sinh

hệ tiết niệu sẽ góp phần làm giảm tần suất mắc STC. Ngoài ra cần ngăn chặn xu hướng tiến triển của STC thành bán cấp hoặc mãn bằng cách phát hiện sớm và điều trị sớm, kể cả chạy thận nhân tạo sớm cũng được khuyến khích

- Đặc biệt khi trẻ bị STC thì người thầy thuốc cần hướng dẫn cho các bà mẹ về các chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, theo dõi trong khi nằm viện và sau khi ra viện

BÀI 11

Một phần của tài liệu LY THUYET NHI CO SO 2017 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w