-Theo nghiên cứu của Nhân Ngọc Dũng (2015) nghiên cứu về “tác động của các yếu tố gây căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc tại Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn”. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bằng việc khảo sát 325 công nhân viên làm việc tại 12 chi nhánh thuộc công ty Samco nhằm thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cả 6 yếu tố đều có tác động âm đến kết quả làm việc: sự không ổn định trong công việc (đảm bảo việc làm), công việc quá tải, thiếu sự hỗ trợ từ cấp trên, làm việc trong môi trường ô nhiễm độc hại (đảm bảo việc làm), khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới (nguồn lực và truyền thông nội bộ), thiếu sự đam mê hứng thú trong công việc. Trong đó yếu tố sự không ổn định trong công việc có tác động mạnh nhất đến kết quả làm việc.Ngoài ra, nghiên cứu đã cho thấy các nhóm công nhân khi xét về các yếu tố nam và nữ, trình độ thì
không có sự khác biệt về kết quả làm việc, nhưng xét về độ tuổi, thu nhập và kết quả làm việc của công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp khác nhau thuộc SAMCO thì có sự khác biệt.
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố gây căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc
(Nguồn: Nhân Ngọc Dũng 2015)
-Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Ngọc Thương (2018) nghiên cứu về “các yếu tố căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sự cam kết của nhân viên công ty Bảo Việt Sài Gòn”, tác giả cũng đã dựa vào mô hình Asset của Cartwright và Cooper để xây dựng thang đo các yếu tố căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sự cam kết của nhân viên công ty. Tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bằng việc khảo sát 250 cán bộ nhân viên công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố tác động đến sự cam kết của nhân viên: quá tải công việc, kiểm soát công việc, các mối quan hệ trong công việc, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nguồn lực và truyền thông nội bộ, lương và phúc lợi. Trong đó, yếu tố Lương và phúc lợi tác động mạnh nhất đến sự cam kết của nhân viên công ty Bảo Việt Sài Gòn.
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu về tác động của căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sự cam kết của nhân viên công ty Bảo Việt Sài Gòn
(Nguồn: Huỳnh Thị Ngọc Thương, 2018)
Nhận xét: thông qua những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến căng thẳng trong công việc, các yếu tố dẫn đến căng thẳng trong công việc xoay quanh các yếu tố sau: mối quan hệ trong công việc, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, công việc quá tải, sự đảm bảo việc làm, kiểm soát công việc, nguồn lực và truyền thông nội bộ, lương và phúc lợi.
Từ tổng quan nghiên cứu về những yếu tố gây căng thẳng công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã cho ta thấy được các yếu tố gây căng thẳng có thể xoay quanh bảy yếu tố mà Cartwright và Cooper (2002) đưa ra trong mô hình ASSET như: các mối quan hệ trong công việc, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, công việc quá tải, sự đảm bảo việc làm của người lao động, sự kiểm soát công việc, sự đảm bảo nguồn lực làm việc và truyền thông trong tổ chức, lương và phúc lợi. Trên thế giới, mô hình ASSET đã được các nhà khoa học sử dụng rất nhiều trong phạm vi nghiên cứu các yếu tố tác động căng thẳng trong công việc đến sự cam kết gắn bó với tổ chức như nghiên cứu của Coetzer và Rothmann (2006), Viljoen và Rothmann (2009), Jain và cộng sự (2013)... Việc lựa chọn mô hình khảo sát và đối tượng khảo sát là khác nhau, kết quả nghiên cứu cũng khác
nhau về mức độ tác động của từng thành phần lên sự gắn kết của nhân viên. Đó cũng là cơ sở để nghiên cứu này thực hiện việc kiểm định đánh giá thang đo các yếu tố căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với công ty Koda Sài Gòn.
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các yếu tố căng thẳng trong công việc của một số nhà nghiên cứu được nêu ở phần trên.
Các yếu tố gây căng thẳng Tác giả Cartwright và Cooper (2002). Coetzer và Rothmann (2006). Viljoen và Rothmann (2009). Jain và Cooper (2012). Muhammad Rashid Badar (2011) Rahman và cộng sự (2013) Islam và cộng sự (2014) Nhân Ngọc Dũng (2015) Huỳnh Thị Ngọc Thương (2018) Các mối quan hệ trong công việc
X X X X X X
Quá tải công việc X X X X X X
Kiểm soát công việc
X X X X X
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
X X
Đảm bảo việc làm X X X X X
Nguồn lực và truyền thông nội bộ X X X X X Lương và phúc lợi X X X X X X (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các nhân tố .Vì vậy, đề tài “Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty Koda Sài
hình để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên.
Thông qua quá trình khảo sát định tính 7 yếu tố căng thẳng trong công việc của mô hình ASSET, tác giả thu thập ý kiến của những nhân viên cấp quản lý và nhân viên làm việc lâu năm (từ 3 đến 5 năm trở lên). Tất cả thành viên nhóm thảo luận cùng cho rằng ngoại trừ yếu tố “kiểm soát công việc” không phản ảnh được sự căng thẳng trong công việc tại công ty Koda Sài Gòn, và 6 yếu tố căng thẳng còn lại của mô hình ASSET là phản ánh đầy đủ về sự căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên công ty. Như vậy, mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 06 biến độc lập: (1) mối quan hệ trong công việc, (2) cân bằng giữa công việc và cuộc sống, (3) công việc quá tải, (4) sự đảm bảo việc làm của người lao động, (5) nguồn lực và truyền thông nội bộ, (6)Lương và phúc lợi và một biến phụ thuộc là Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức.