Mối quan hệ trong công việc là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao sự gắn kết của nhân viên với công ty vì phần lớn thời gian trong công việc là sự tương tác giữa người với người. Để mối quan hệ trong công việc ngày càng được tốt hơn, trách nhiệm của người quản lý là phân chia công việc phải công bằng và phù hợp với năng lực của từng người: người quản lý cần đánh giá đúng năng lực của nhân viên, giao đúng người đúng việc, phân định quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng, công bằng và hợp lý.
Nhà quản lý cần quan tâm kết nối nhân viên cả bên trong và bên ngoài công việc, nhằm tạo ra tinh thần đoàn kết của nhân viên với nhau, gia tăng tinh thần làm việc nhóm, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc, giảm thiểu sự đố kị, cạnh
nghiệp. Sự quan tâm và hổ trợ kịp thời của cấp quản lý để giải quyết những khó khăn trong công việc là thật sự cần thiết. Sự động viên của lãnh đạo đối với nhân viên, một lời khen ngợi đúng lúc là nguồn động viên tốt nhất cho nhân viên của mình vượt qua những khó khăn áp lực trong công việc.
Khi có nghiệp vụ mới, công việc mới người quản lý trực tiếp nên chỉ dẫn tận tình cho nhân viên bằng cách tổ chức một hoặc nhiều buổi học để chỉ dẫn và đào tạo, thông qua đó người quản lý có thể biết được nhân viên của mình đang vướng ở đâu, từ đó, người quản lý trực tiếp sẽ có những giải pháp đi kèm hướng dẫn nhân viên để họ có thể tự tin thực hiện công việc, tránh việc thực hiện công việc trong tâm trạng, lo âu mơ hồ không hiểu rõ được công việc và qui trình công việc cần thực hiện. Khi có vấn đề phát sinh, người quản lý trực tiếp nên tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng để giúp nhân viên vượt qua sự khó khăn này và giảm được những căng thẳng trong công việc hàng ngày.
Do đó, để nhân viên cảm thấy thoải mái hơn thì không ai khác là người quản lý nên nêu ra những yêu cầu công việc thật rõ ràng, chi tiết với nhân viên, cho họ biết rõ vai trò, trách nhiệm của mình, giao tiếp thẳng thắn với họ khi thấy những rắc rối đã hoặc sẽ xảy ra. Bởi khi nhân viên biết rõ mình đi đâu và biết rõ mình sẽ phải làm gì, họ sẽ không còn bối rối nữa, trở nên thoải mái, thẳng thắn hơn với người quản lý và với đồng nghiệp xung quanh, từ đó tinh thần làm việc và kết quả công việc đều đi lên.