Bảng 2.3: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu
Giả
thuyết Phát biểu giả thuyết Dấu tương quan
H1 Sự căng thẳng trong các mối quan hệ công việc ảnh hưởng ngược chiều đến sự gắn kết của nhân viên. (-) H2 Sự căng thẳng trong cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống ảnh hưởng ngược chiều đến sự gắn kết của nhân viên. (-) H3 Sự cẳng thẳng do quá tải công việc ảnh hưởng ngược chiều đến sự gắn kết của nhân viên. (-) H4 Sự căng thẳng trong việc đảm bảo việc làm ảnh hưởng ngược chiều đến sự gắn kết của nhân viên. (-) H5 Sự căng thẳng trong nguồn lực và truyền thông nội bộ trong tổ chức ảnh hưởng ngược chiều đến sự gắn kết của nhân viên. (-) H6 Sự căng thẳng về lương và phúc lợi ảnh hưởng ngược chiều đến sự gắn kết của nhân viên (-)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua các lý thuyết về tác động của căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên, bài nghiên cứu đã đưa ra được mô hình nghiên cứu đề xuất với một biến phụ thuộc là Sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức và các biến độc lập là 6 yếu tố gây ra căng thẳng trong công việc gồm: Mối quan hệ trong công việc, Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, Quá tải công việc, Sự đảm bảo việc làm, Nguồn lực và truyền thông nội bộ, Lương và phúc lợi. Từ các nghiên cứu được trình bày ở chương 2 cho thấy, tất cả các biến độc lập đều tác động ngược chiều với biến phụ thuộc. Nói khác đi là các yếu tố căng thẳng trong công việc đều ảnh hưởng làm giảm sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức. Bên cạnh đó, các yếu tố giới tính, tuổi tác, thâm niên, chức vụ cũng được đưa ra để xem xét sự tác động của yếu tố này lên sự gắn kết của nhân viên sẽ như thế nào. Chương 2 là chương nền tảng giúp xây dựng kiến thức để làm cơ sở nghiên cứu thực tế tại Công ty TNHH Koda Sài Gòn ở những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu gồm Quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu. Trước tiên, đề tài sẽ nghiên cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia để xác định tính phù hợp của mô hình ASSET của Cartwright và Cooper (2002) với tình hình thực tế của Công ty Koda Sài Gòn. Từ đó thang đo chính thức sẽ được sử dụng nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu tại công ty. Đây là chương tiền đề cho việc nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0