Về quản lý con dấu

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tổ chức công tác văn thư, lưu trữ tại công ty cổ phần đầu tư mai linh, thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)

9. Cấu trúc của đề tài

1.1.5.4.1. Về quản lý con dấu

Đăng ký mẫu con dấu và thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng;

Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;

Giao nộp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu thuộc các trường hợp bị thu hồi theo quy định của pháp luật;

Con dấu phải được quản lý chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; chỉ chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới được quyết định việc mang con dấu ra ngoài trụ sở để sử dụng giải quyết công việc;

Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ phải theo đúng quy định của pháp luật; Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, chức danh nhà nước bị mất con dấu, trong thời hạn 02 ngày kể từ khi phát hiện mất con dấu thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu;

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấptrước đó cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu theo quy định;

Con dấu đang sử dụng bị biến dạng, mòn, hỏng hoặc có thay đổi tổ chức, đổi tên thì phải thực hiện thủ tục đăng ký lại mẫu con dấu, nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu;

Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. Trường hợp bị hỏng phải thực hiện

thủ tục đổi lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu;

Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;

Văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

Không được đóng dấu khống chỉ;

Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;

Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tổ chức công tác văn thư, lưu trữ tại công ty cổ phần đầu tư mai linh, thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)