9. Kết cấu luận văn
3.2.3.2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền đến người dân
Trong những năm qua, cơ quan BHXH Huyện Chợ Gạo mặc dù có quan tâm chỉ đạo tuyên truyền về thực hiện BHYT HGĐ song mới tập trung ở tầm vĩ mô. Hình thức của hoạt động tuyên truyền còn đơn giản mới chỉ dừng lại ở việc phát tờ rơi hay treo các pano áp phích do vậy mà chưa chuyển tải được nhiều nội dung tuyên truyền đến người dân. Huyện đã đạt được chỉ tiêu nhưng mang tính thiếu bền vững, bởi vì việc tuyên truyền chưa tạo được sự lan toả cần thiết để nhiều người dân hiểu rõ bản chất của chính sách BHYT, để họ tự nguyện tham gia. Nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều bài học kinh nghiệm cũng chỉ dừng lại kiểu “Tăng cường, đẩy mạnh
đẩy mạnh bằng cách nào. Do vậy để việc tuyên truyền đi vào thực tế hơn thì cần phải thực hiện những việc sau:
Thứ nhất: Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách này cần phải xây dựng được một kế hoạch tuyên truyền cụ thể. Trong đó cần phải quy định cụ thể về thời gian tuyên truyền là bao lâu một tháng, hai tháng hay một năm…, quy mô thực hiện là tại những xã nào hay ở toàn huyện, soạn thảo nội dung của cuộc tuyên truyền và lựa chọn hình thức cho phù hợp nếu tuyên truyền bằng tờ rơi thì địa điểm ở đâu tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm hay tại UBND các xã, phường và ai là người phát tờ rơi này qua các đại lý hay qua hội Phụ nữ, hội Nông dân, đoàn Thanh niên… Với đặc trưng của Huyện Chợ Gạo người dân chủ yếu làm nông thì các cuộc tuyên truyền, đối thoại trực tiếp nên diễn ra ở nhà văn hóa, trụ sở ấp và thời gian buổi chiều hoặc tối, khi ấy người dân mới có thời gian để tham dự.
Bên cạnh việc thực hiện tuyên truyền thông qua kế hoạch thì cơ quan BHXH huyện với vài trò là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách cần nâng cao nhận thức đối với mỗi viên chức trong trong đơn vị với việc thực hiện chính sách, mỗi người cần tự coi mình là một tuyên truyền viên và phải tích cực tham gia vào công tác này. Vì hơn ai hết các chuyên viên của ngành Bảo hiểm xã hội là những người có kiến thức sâu, rộng nhất trong lĩnh vực này.
Thứ hai: Chính quyền địa phương mà ở đây là HĐND và UBND là đơn vị giữ vai trò chỉ đạo cần có những chỉ đạo với chính quyền cấp xã, thị trấn các hội và đoàn thể tích cực hưởng ứng tham gia tuyên truyền cho chính sách BHYT. Và phải thực hiện thường xuyên, định kỳ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực lồng ghép vào trong công tác của hội, đoàn thể, hình thức phù hợp nhất là gắn nội dung tuyên truyền vào chương trình các lớp tập huấn thường được tổ chức hàng năm, vào những ngày lễ kỷ niệm lớn như ngày thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, và đặc biệt là ngày Y tế Việt Nam 1 tháng 7 hàng năm. Bên cạnh đó cũng cần chỉ đạo cho đài phát thanh địa phương, báo địa phương và hệ thống bản tin ngành như: Công đoàn, hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên tăng thời lượng phát sóng và dành nhiều số trang hơn cho tuyên truyền chính sách BHYT HGĐ vì đây cũng là phương tiện rất cần thiết bởi hầu như hiện nay, các đơn vị đều có bản tin nội bộ phát hành đến các xã, phường.
Thứ ba: phối hợp với ngành y tế mà ở đây là Trung tâm y tế huyện, các phòng khám đa khoa và các trạm y tế xã đẩy mạnh việc tuyên truyền ở các cơ sở KCB, xây dựng đội ngũ báo cáo viên về BHYT. Đội ngũ báo cáo viên trước hết là người thầy thuốc: bởi vì người bệnh luôn luôn nghe theo lời khuyên của y bác sĩ, họ là những người chẳng những cứu chữa người bệnh, mà còn là người nâng đỡ tinh thần ốm yếu của người bệnh. Mặt khác, đây là nơi thích hợp nhất để các chính sách về
BHYT có thể tiếp cận đến người dân.
Mục tiêu của tuyên truyền BHYT HGĐ là nâng cao nhận thức của người dân, hướng tới mở rộng đối tượng, giúp mọi người hiểu rõ bản chất nhân đạo của cộng đồng và quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHYT. Đó là việc làm cần thiết đòi hỏi sự trung tay góp sức của cả cộng đồng có như vậy thì chính sách mới thực sự mang lại hiệu quả.