Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 50 - 53)

9. Kết cấu luận văn

2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp với nghề trồng lúa nước. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện đã có sự chuyển biến tích cực, theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Chợ Gạo là một trong những địa phương có diện tích trồng thanh long lớn và cho hiệu quả kinh tế cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, năng suất, chất lượng cây thanh long ngày càng cao do nông dân đã biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho cây ra hoa trái vụ. Trong thời gian sắp tới, Huyện Chợ Gạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn trên cơ sở phát huy lợi thế của huyện, đặc biệt là chú trọng nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, nhất là các đề tài, dự án thiết thực về kinh tế VAC.

Mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020 là:

- Diện đất dành cho cây lúa khoảng 6.300 ha, diện tích gieo trồng 16.250 ha, sản lượng 94.400 tấn, diện tích gieo trồng rau đậu các loại là 3.245 ha, sản lượng 54.520 tấn, diện tích dừa ổn định trong khoảng 4.070 ha, diện tích cây ăn trái 7.250 ha, sản lượng 158.900 tấn. Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 3.304 tỷ VND, giá trị tăng thêm đạt 2.289 tỷ VND, tăng 5,0%/năm (2015 - 2020), chủ yếu là trái cây chiếm 51% và lương thực chiếm 15%.

- Cùng với phát triển cây lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được đầu tư phát triển theo hướng bán công nghiệp với quy mô trang trại vừa và nhỏ và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện với khoảng 194.810 con heo, 39.530 con bò và 1,9 triệu con gia cầm lấy trứng và thịt mỗi năm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiều tiến bộ, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng tập trung và bền vững.

Ngoài ra, Huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch, phát triển du lịch sinh thái gắn với vùng sông nước ở Xuân Đông, các di tích lịch sử, văn hóa: Khu di tích Óc eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân... và du lịch nhà vườn thanh long .

Chợ Gạo đã xây dựng 2 dự án cụm công nghiệp là cụm công nghiệp Chợ Gạo và cụm công nghiệp Bình Ninh.

Cụm Công nghiệp Chợ Gạo: có diện tích 50 ha, các ngành công nghiệp thu hút đầu tư là: chế biến các sản phẩm từ cây dừa, chế biến lương thực thực phẩm, may công nghiệp.

Cụm công nghiệp Bình Ninh: được UBND Tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết, có diện tích 14,6 ha, có đường giao thông thủy và đường bộ (Đường

tỉnh 877, đường thủy sông Tiền). Khả năng cung cấp điện, nước thuận lợi đảm bảo yêu cầu khi cụm công nghiệp đi vào hoạt động, giáp ranh Huyện Gò Công Tây và Huyện Tân Phú Đông thuận lợi trong thu hút lực lượng lao động từ các huyện lân cận. Hiện nay, tại Bình Ninh đã hình thành được các cơ sở sản xuất của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài lớn như Công ty TNHH MTV Jako Vina, Công ty TNHH MTV Centum Vina, Công ty TNHH Daechang Vina,… tạo điều kiện thu hút đầu tư hình thành vùng sản xuất công nghiệp.

Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020 của huyện là: phát triển các ngành phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để công nghiệp hoá nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch, làm vệ tinh cho các khu công nghiệp trong tỉnh sản xuất một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp và hàng tiêu dùng. Sử dụng công nghệ nhiều tầng vào từng địa phương, thích hợp với trình độ lao động, từng bước đầu tư về chiều sâu, đồng thời phát triển các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm tạo công ăn việc làm vững chắc cho lao động trong huyện. Các ngành công nghiệp mũi nhọn là chế biến lương thực thực phẩm và đồ uống, tồn trữ - bảo quản và sơ chế nông sản, cơ khí, điện và điện tử, và gia công xuất khẩu. Đầu tư xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài thúc đẩy phát triển nhanh thương mại và dịch vụ, đầu tư phát triển một số cơ sở văn hoá, lịch sử, sinh thái nhằm kết nối với tuyến du lịch của tỉnh, đồng thời, mở rộng hơn các hoạt động thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ đô thị, dịch vụ tài chính ngân hàng.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được UBND Tỉnh Tiền Giang phê duyệt tại Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 01/07/2015, Huyện Chợ Gạo đề ra những mục tiêu cụ thể sau:

- GDP/ người (giá hiện hành) đạt 980 USD đạt 1.840 USD năm 2015 lên 3.650 USD năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 là: nông - lâm - ngư nghiệp 30,8%; công

- Tốc độ tăng dân số bình quân 0,9%/năm thời kỳ 2015-2020; giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,027%. Giải quyết việc làm khoảng 10.000-11.000 lao động giai đoạn 2015-2020. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 43,8% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3% năm 2020.

- Đến năm 2020, tỷ lệ huy động học sinh so với độ tuổi: nhà trẻ là 15%, mẫu giáo 75%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99%, trung học phổ thông đạt 70%; 100% trường phổ thông đều đạt chuẩn quốc gia.

- Năm 2020, có 96,1% dân số có nước sạch sử dụng, mật độ điện thoại đạt 48,7 máy/100 dân.

- Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 7,1 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân đạt 12,6 giường; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (<5 tuổi) khoảng 20%.

- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình. Phấn đấu tất cả trường học đều tập thể dục nội khóa, 80% trường có hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa thường xuyên, đến năm 2020 dân số tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 30-35%. Đến năm 2020, có trên 95% gia đình văn hóa và 75% xã - thị trấn đạt danh hiệu tiêu chuẩn văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)