Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 78)

9. Kết cấu luận văn

3.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

3.2.3.1. Mở rộng mức hỗ trợ đối người dân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Đối với người dân thuộc nhóm tham gia BHYT HGĐ, hiện nay khi tham gia BHYT theo HGĐ được thực hiện theo nguyên tắc giảm từ dần người thứ 5 tối đa còn 40% mức đóng của người thứ nhất. Như vậy, hiện nay ngoại trừ quy định giảm trừ mức đóng khi tham gia BHYT HGĐ không còn được hưởng thêm các chính sách hỗ trợ khác. Trong khi đó, với các gia đình có nhiều thành viên với mức thu nhập thấp, việc đóng phí BHYT bắt buộc đối với tất cả các thành viên tham gia thì mức phí phải nộp tương đối cao. Do vậy, thời gian tới, BHXH Tỉnh Tiền Giang có thể đề nghị với UBND tỉnh có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho nhóm đối tượng tham gia BHYT HGĐ này. Mức hỗ trợ có thể từ 5% - 10% tùy thuộc vào cân đối ngân sách của tỉnh. Mức hỗ trợ này phần nào sẽ khuyến khích người dân tham gia.

Để tăng mức hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn khi tham gia BHYT HGĐ thì ngoài nguồn ngân sách hỗ trợ,UBND Chợ Gạo cần có những biện pháp huy động thêm các nguồn lực xã hội. Vận động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho hoạt động từ thiện, cung cấp, hỗ trợ các thiết bị y tế và hỗ trợ KCB hoặc hỗ trợ mua, tặng thẻ BHYT cho hộ dân có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Các buổi trao tặng thẻ BHYT cho các hộ khó khăn phải được tổ chức long trọng, đưa tin cụ thể trên nhiều phương tiện thông tin, đại chúng,....

3.2.3.2. Tăng cường thông tin, tuyên truyền đến người dân

Trong những năm qua, cơ quan BHXH Huyện Chợ Gạo mặc dù có quan tâm chỉ đạo tuyên truyền về thực hiện BHYT HGĐ song mới tập trung ở tầm vĩ mô. Hình thức của hoạt động tuyên truyền còn đơn giản mới chỉ dừng lại ở việc phát tờ rơi hay treo các pano áp phích do vậy mà chưa chuyển tải được nhiều nội dung tuyên truyền đến người dân. Huyện đã đạt được chỉ tiêu nhưng mang tính thiếu bền vững, bởi vì việc tuyên truyền chưa tạo được sự lan toả cần thiết để nhiều người dân hiểu rõ bản chất của chính sách BHYT, để họ tự nguyện tham gia. Nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều bài học kinh nghiệm cũng chỉ dừng lại kiểu “Tăng cường, đẩy mạnh

đẩy mạnh bằng cách nào. Do vậy để việc tuyên truyền đi vào thực tế hơn thì cần phải thực hiện những việc sau:

Thứ nhất: Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách này cần phải xây dựng được một kế hoạch tuyên truyền cụ thể. Trong đó cần phải quy định cụ thể về thời gian tuyên truyền là bao lâu một tháng, hai tháng hay một năm…, quy mô thực hiện là tại những xã nào hay ở toàn huyện, soạn thảo nội dung của cuộc tuyên truyền và lựa chọn hình thức cho phù hợp nếu tuyên truyền bằng tờ rơi thì địa điểm ở đâu tại trụ sở cơ quan Bảo hiểm hay tại UBND các xã, phường và ai là người phát tờ rơi này qua các đại lý hay qua hội Phụ nữ, hội Nông dân, đoàn Thanh niên… Với đặc trưng của Huyện Chợ Gạo người dân chủ yếu làm nông thì các cuộc tuyên truyền, đối thoại trực tiếp nên diễn ra ở nhà văn hóa, trụ sở ấp và thời gian buổi chiều hoặc tối, khi ấy người dân mới có thời gian để tham dự.

Bên cạnh việc thực hiện tuyên truyền thông qua kế hoạch thì cơ quan BHXH huyện với vài trò là đơn vị trực tiếp thực hiện chính sách cần nâng cao nhận thức đối với mỗi viên chức trong trong đơn vị với việc thực hiện chính sách, mỗi người cần tự coi mình là một tuyên truyền viên và phải tích cực tham gia vào công tác này. Vì hơn ai hết các chuyên viên của ngành Bảo hiểm xã hội là những người có kiến thức sâu, rộng nhất trong lĩnh vực này.

Thứ hai: Chính quyền địa phương mà ở đây là HĐND và UBND là đơn vị giữ vai trò chỉ đạo cần có những chỉ đạo với chính quyền cấp xã, thị trấn các hội và đoàn thể tích cực hưởng ứng tham gia tuyên truyền cho chính sách BHYT. Và phải thực hiện thường xuyên, định kỳ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực lồng ghép vào trong công tác của hội, đoàn thể, hình thức phù hợp nhất là gắn nội dung tuyên truyền vào chương trình các lớp tập huấn thường được tổ chức hàng năm, vào những ngày lễ kỷ niệm lớn như ngày thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, và đặc biệt là ngày Y tế Việt Nam 1 tháng 7 hàng năm. Bên cạnh đó cũng cần chỉ đạo cho đài phát thanh địa phương, báo địa phương và hệ thống bản tin ngành như: Công đoàn, hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên tăng thời lượng phát sóng và dành nhiều số trang hơn cho tuyên truyền chính sách BHYT HGĐ vì đây cũng là phương tiện rất cần thiết bởi hầu như hiện nay, các đơn vị đều có bản tin nội bộ phát hành đến các xã, phường.

Thứ ba: phối hợp với ngành y tế mà ở đây là Trung tâm y tế huyện, các phòng khám đa khoa và các trạm y tế xã đẩy mạnh việc tuyên truyền ở các cơ sở KCB, xây dựng đội ngũ báo cáo viên về BHYT. Đội ngũ báo cáo viên trước hết là người thầy thuốc: bởi vì người bệnh luôn luôn nghe theo lời khuyên của y bác sĩ, họ là những người chẳng những cứu chữa người bệnh, mà còn là người nâng đỡ tinh thần ốm yếu của người bệnh. Mặt khác, đây là nơi thích hợp nhất để các chính sách về

BHYT có thể tiếp cận đến người dân.

Mục tiêu của tuyên truyền BHYT HGĐ là nâng cao nhận thức của người dân, hướng tới mở rộng đối tượng, giúp mọi người hiểu rõ bản chất nhân đạo của cộng đồng và quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHYT. Đó là việc làm cần thiết đòi hỏi sự trung tay góp sức của cả cộng đồng có như vậy thì chính sách mới thực sự mang lại hiệu quả.

3.2.3.3. Mở rộng, nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả của mạng lưới đại lý thu đại lý thu

Mạng lưới đại lý thu BHYT tại Huyện Chợ Gạo cần được mở rộng thêm về số lượng cũng như chất lượng, hoạt động của hệ thống đại lý này phải ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn do đó BHXH huyện nên thường xuyên mở các lớp đào tạo mới để trang bị kiến thức và cấp chứng chỉ cho nhân viên đại lý, mở các lớp bồi dưỡng để bổ sung kiến thức mới về quy trình thu BHYT HGĐ cho toàn bộ nhân viên đại lý.

Các đại lý thu chính là đội ngũ tuyên truyền viên tốt nhất để phổ biến các quyền lợi về BHYT, phổ biến các quy định trong KCB BHYT cho người dân, đồng thời qua đó cũng tiếp thu các ý kiến phản ánh của người dân qua việc cấp thẻ BHYT, mức đóng BHYT, khó khăn trong KCB để cho cơ quan BHXH tiếp thu những ý kiến đó để sửa đổi, bổ sung kịp thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.

3.2.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ của các cơ sở khám chữa bệnh

Đây là giải pháp quan trọng để tăng cường sự tham gia BHYT HGĐ. Bởi lẽ, đối với các hộ có thu nhập khá giả có thì chất lượng KCB bằng thẻ BHYT là nhân tố quan trọng nhất tác động tới ý định tham gia của họ. Thậm chí, có nhiều hộ dân

KCB khi dùng thẻ BHYT còn thấp, khi khám bằng thẻ BHYT thời gian chờ đợi rất lâu, thủ tục thanh toán phức tạp. Vì vậy, muốn người dân tự động tham gia BHYT thì cần phải nâng cao chất lượng KCB bằng thẻ BHYT, vì khi tăng chất lượng KCB, người dân thấy lợi ích sẽ tích cực tham gia hơn.

Thứ nhất: xóa bỏ tình trạng, tâm lý có sự phân biệt giữa người có thẻ BHYT và người bệnh không dùng thẻ BHYT khi khám bệnh.

Tại các cơ sở KCB hiện nay, thường xuyên tồn tại phân biệt giữa bệnh nhân KCB bằng BHYT và bệnh nhân KCB dịch vụ. Cửa đón tiếp ban đầu tại khu KCB cũng được phân thành cửa dành cho người có thẻ BHYT và cửa đón tiếp dành cho người KCB không dùng thẻ BHYT. Thậm chí một số phòng xét nghiệm chức năng như phòng siêu âm cũng phân biệt phòng dành cho bệnh nhân không có thẻ BHYT và bệnh nhân có thẻ BHYT. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân dùng thẻ BHYT rất đông. Điều này dẫn tới việc bệnh nhân phải xếp hàng chờ đợi rất lâu mới tới lượt. Thủ tục hành chính trong KCB bằng thẻ BHYT còn rất rườm rà, người bệnh phải qua nhiều cửa, nhiều ô, nhiều lượt đi lại, để khám bệnh. Như vậy, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán KCB BHYT, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT đi KCB và giảm chi phí của người bệnh. Thời gian tới, cần khuyến nghị các bệnh viện, cơ sở KCB khác không phân biệt giữa người KCB bằng thẻ BHYT hay không có thẻ BHYT. Nếu cần phân biệt ngay từ đầu để tiện cho việc quản lý hồ sơ KCB thì cần phải tăng cường nhân lực, cửa đón tiếp ở khâu đón tiếp ban đầu dành cho bệnh nhân KCB bằng thẻ BHYT. Để giảm phiền hà cho người bệnh khi đi khám bằng thẻ BHYT, cần triển khai phần mềm quản lý tại tất cả các cơ sở KCB, theo đó, hồ sơ của bệnh nhân được nhập vào ngay từ ban đầu, hoặc ngay khi ở phòng khám đầu tiên. Dữ liệu của phòng khám này phải được kết nối với tất cả các phòng ban, bộ phận khác. Nhờ vậy, các chỉ định của bác sĩ khi KCB được truyền tải đầy đủ tới bộ phận thanh quyết toán chế độ BHYT và các phòng xét nghiệm chức năng sử dụng máy móc, thiết bị như nội soi, siêu âm, x quang, sẽ không mất thời gian xin xác nhận ở cửa thanh toán BHYT và xếp hàng, chờ đợi ở phòng phòng xét nghiệm chức năng nữa.

Với thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các bệnh viện cần đầu tư trang thiết bị, máy móc nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi của

bệnh nhân. Các bệnh viện có thể tiến tới xây dựng bộ phận hẹn trước giờ khám bệnh, lấy số thự tự khám bệnh điện thoại.

Thứ hai, khắc phục tình trạng phân biệt cơ sở KCB tư trong thực hiện chính sách BHYT.

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều các bệnh viện tư được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại, tuy nhiên trong thực hiện các chính sách BHYT vẫn còn tồn tại sự phân biệt giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư. Rất nhiều bệnh viện tư chưa được cơ quan BHXH quan tâm trong việc ký hợp đồng khám BHYT. Trong khi đó, bệnh viện tư thì bệnh nhân không phải chịu áp lực chờ đợi lâu và thủ tục nhiều như ở bệnh viện công. Tuy nhiên, có nhiều người tâm lý còn e ngại khi KCB bằng BHYT ở bệnh viện tư. Nhiều trường hợp, khoản phụ thu của bệnh viện tư khi khám BHYT ở mức cao cũng khiến người bệnh bức xúc. Do đó, cũng có trường hợp bệnh viện tư đã được ký hợp đồng KCB với cơ quan BHYT nhưng do lượt KCB của người có thẻ BHYT còn chưa nhiều nên cơ quan BHXH đã cắt hợp đồng. Như vậy, các bệnh viện tư, phòng khám tư chưa được khuyến khích, hấp dẫn người dân khám BHYT.

Hiện nay, theo quy định mới nhất, người tham gia BHYT được quyền lựa chọn, đăng ký cơ sở KCB ban đầu trong danh sách được lập ra bởi cơ quan BHXH. Tuy nhiên, thực tế người dân không biết những bệnh viện, phòng khám nào mình được lựa chọn, BHXH cần đăng tải thông tin danh sách các cơ sở KCB ban đầu cần được đăng trên cổng thông tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan y tế, bảo hiểm xã hội, tạo các điểm thu phí BHYT.

Thứ ba, các biện pháp khác nhằm tăng cường chất lượng KCB của các cơ sở KCB tuyến cơ sở

BHXH cần phối hợp với ngành y tế xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng các cơ sở KCB, thái độ phục vụ của nhân viên y tế.... Thậm chí, có thể tiến hành xây dựng mẫu khảo sát thống nhất về chất lượng KCB khi sử dụng thẻ BHYT. Trên cơ sở này, BHXH tiến hành điều tra, thu thập ý kiến về KCB của người có thẻ BHYT..

Cần duy trì có hiệu quả đường dây nóng của cả sở Y tế và cả của cơ quan BHXH để tiếp nhận phản ánh của bệnh nhân về sự chăm sóc của các y, bác sĩ. Trên

cơ sở này, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng thông qua các kênh thông tin thu thập ý kiến đánh giá và phản hồi của người dân.

Sở Y tế cùng với các cơ sở KCB cần xây dựng kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức toàn hệ thống, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đẩy mạnh quy hoạch, tạo sự chuyển biến tích cực và góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ.

Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng. Điều này có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng KCB thì bắt buộc phải đi kèm với sự gia tăng về chi phí đầu tư. Ngoài đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí chi thường xuyên cần đặc biệt chú ý tới việc đầu tư cho phát triển nhân lực bằng các chính sách thích đáng về lương, phụ cấp, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật tuyến trên cho tuyến dưới nhằm giúp cho người có thu nhập thấp được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng cao ngay tại tuyến cơ sở.

Để giảm thiểu tình trạng quá tải tại các bệnh viện, cần khuyến khích người dân đăng ký nơi KCB ban đầu tại các trạm y tế xã, phường trên gần nơi sinh sống. Các trạm y tế xã, phường cần phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế, trạm y tế xã, phường bảo đảm đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu tại trạm y tế xã, cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, KCB và phục hồi chức năng, giải quyết về cơ bản các vấn đề sức khỏe ban đầu trong cộng đồng .

BHYT HGĐ là một chính sách của Nhà nước, tất nhiên chính sách này luôn phụ thuộc vào các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế của Nhà nước. Mối quan hệ hỗ trợ này tác động rất lớn tới sự phát triển chính sách BHYT cũng như nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Khi có nhiều người tham gia BHYT thì sẽ xảy ra tình trạng gia tăng lượng người đi KCB, điều này đòi hỏi các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế phải tăng cường nguồn nhân lực để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Phát triển BHYT nói chung và BHYT theo HGĐ nói riêng luôn có mối quan hệ khăng khít với các cơ sở KCB. Khi người dân quyết định tham gia BHYT HGĐ có nghĩa là cơ quan BHXH đã cam kết với họ về KCB, chăm sóc y tế cho người dân. Để thực hiện được cam kết này, cơ quan BHXH phải có sự phối hợp chặt chẽ với

các cơ sở KCB. Hơn nữa, cân đối quỹ BHYT cũng là nhiệm vụ cần đặt ra trong việc quản lý, do đó bên cạnh trách nhiệm của mỗi cơ sở KCB thì cơ quan BHXH cần phối hợp với các cơ sở KCB để ngăn chặn, phát hiện kịp thời các trường hợp trục lợi quỹ BHYT, giám sát việc cung cấp dịch vụ KCB có như vậy mới tạo được sự an tâm, tin tưởng của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)