Mở rộng, nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả của mạng lưới đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 80)

9. Kết cấu luận văn

3.2.3.3. Mở rộng, nâng cao năng lực và hoạt động có hiệu quả của mạng lưới đạ

đại lý thu

Mạng lưới đại lý thu BHYT tại Huyện Chợ Gạo cần được mở rộng thêm về số lượng cũng như chất lượng, hoạt động của hệ thống đại lý này phải ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn do đó BHXH huyện nên thường xuyên mở các lớp đào tạo mới để trang bị kiến thức và cấp chứng chỉ cho nhân viên đại lý, mở các lớp bồi dưỡng để bổ sung kiến thức mới về quy trình thu BHYT HGĐ cho toàn bộ nhân viên đại lý.

Các đại lý thu chính là đội ngũ tuyên truyền viên tốt nhất để phổ biến các quyền lợi về BHYT, phổ biến các quy định trong KCB BHYT cho người dân, đồng thời qua đó cũng tiếp thu các ý kiến phản ánh của người dân qua việc cấp thẻ BHYT, mức đóng BHYT, khó khăn trong KCB để cho cơ quan BHXH tiếp thu những ý kiến đó để sửa đổi, bổ sung kịp thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.

3.2.3.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ của các cơ sở khám chữa bệnh

Đây là giải pháp quan trọng để tăng cường sự tham gia BHYT HGĐ. Bởi lẽ, đối với các hộ có thu nhập khá giả có thì chất lượng KCB bằng thẻ BHYT là nhân tố quan trọng nhất tác động tới ý định tham gia của họ. Thậm chí, có nhiều hộ dân

KCB khi dùng thẻ BHYT còn thấp, khi khám bằng thẻ BHYT thời gian chờ đợi rất lâu, thủ tục thanh toán phức tạp. Vì vậy, muốn người dân tự động tham gia BHYT thì cần phải nâng cao chất lượng KCB bằng thẻ BHYT, vì khi tăng chất lượng KCB, người dân thấy lợi ích sẽ tích cực tham gia hơn.

Thứ nhất: xóa bỏ tình trạng, tâm lý có sự phân biệt giữa người có thẻ BHYT và người bệnh không dùng thẻ BHYT khi khám bệnh.

Tại các cơ sở KCB hiện nay, thường xuyên tồn tại phân biệt giữa bệnh nhân KCB bằng BHYT và bệnh nhân KCB dịch vụ. Cửa đón tiếp ban đầu tại khu KCB cũng được phân thành cửa dành cho người có thẻ BHYT và cửa đón tiếp dành cho người KCB không dùng thẻ BHYT. Thậm chí một số phòng xét nghiệm chức năng như phòng siêu âm cũng phân biệt phòng dành cho bệnh nhân không có thẻ BHYT và bệnh nhân có thẻ BHYT. Trong khi đó, số lượng bệnh nhân dùng thẻ BHYT rất đông. Điều này dẫn tới việc bệnh nhân phải xếp hàng chờ đợi rất lâu mới tới lượt. Thủ tục hành chính trong KCB bằng thẻ BHYT còn rất rườm rà, người bệnh phải qua nhiều cửa, nhiều ô, nhiều lượt đi lại, để khám bệnh. Như vậy, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán KCB BHYT, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT đi KCB và giảm chi phí của người bệnh. Thời gian tới, cần khuyến nghị các bệnh viện, cơ sở KCB khác không phân biệt giữa người KCB bằng thẻ BHYT hay không có thẻ BHYT. Nếu cần phân biệt ngay từ đầu để tiện cho việc quản lý hồ sơ KCB thì cần phải tăng cường nhân lực, cửa đón tiếp ở khâu đón tiếp ban đầu dành cho bệnh nhân KCB bằng thẻ BHYT. Để giảm phiền hà cho người bệnh khi đi khám bằng thẻ BHYT, cần triển khai phần mềm quản lý tại tất cả các cơ sở KCB, theo đó, hồ sơ của bệnh nhân được nhập vào ngay từ ban đầu, hoặc ngay khi ở phòng khám đầu tiên. Dữ liệu của phòng khám này phải được kết nối với tất cả các phòng ban, bộ phận khác. Nhờ vậy, các chỉ định của bác sĩ khi KCB được truyền tải đầy đủ tới bộ phận thanh quyết toán chế độ BHYT và các phòng xét nghiệm chức năng sử dụng máy móc, thiết bị như nội soi, siêu âm, x quang, sẽ không mất thời gian xin xác nhận ở cửa thanh toán BHYT và xếp hàng, chờ đợi ở phòng phòng xét nghiệm chức năng nữa.

Với thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các bệnh viện cần đầu tư trang thiết bị, máy móc nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi của

bệnh nhân. Các bệnh viện có thể tiến tới xây dựng bộ phận hẹn trước giờ khám bệnh, lấy số thự tự khám bệnh điện thoại.

Thứ hai, khắc phục tình trạng phân biệt cơ sở KCB tư trong thực hiện chính sách BHYT.

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều các bệnh viện tư được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại, tuy nhiên trong thực hiện các chính sách BHYT vẫn còn tồn tại sự phân biệt giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư. Rất nhiều bệnh viện tư chưa được cơ quan BHXH quan tâm trong việc ký hợp đồng khám BHYT. Trong khi đó, bệnh viện tư thì bệnh nhân không phải chịu áp lực chờ đợi lâu và thủ tục nhiều như ở bệnh viện công. Tuy nhiên, có nhiều người tâm lý còn e ngại khi KCB bằng BHYT ở bệnh viện tư. Nhiều trường hợp, khoản phụ thu của bệnh viện tư khi khám BHYT ở mức cao cũng khiến người bệnh bức xúc. Do đó, cũng có trường hợp bệnh viện tư đã được ký hợp đồng KCB với cơ quan BHYT nhưng do lượt KCB của người có thẻ BHYT còn chưa nhiều nên cơ quan BHXH đã cắt hợp đồng. Như vậy, các bệnh viện tư, phòng khám tư chưa được khuyến khích, hấp dẫn người dân khám BHYT.

Hiện nay, theo quy định mới nhất, người tham gia BHYT được quyền lựa chọn, đăng ký cơ sở KCB ban đầu trong danh sách được lập ra bởi cơ quan BHXH. Tuy nhiên, thực tế người dân không biết những bệnh viện, phòng khám nào mình được lựa chọn, BHXH cần đăng tải thông tin danh sách các cơ sở KCB ban đầu cần được đăng trên cổng thông tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan y tế, bảo hiểm xã hội, tạo các điểm thu phí BHYT.

Thứ ba, các biện pháp khác nhằm tăng cường chất lượng KCB của các cơ sở KCB tuyến cơ sở

BHXH cần phối hợp với ngành y tế xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng các cơ sở KCB, thái độ phục vụ của nhân viên y tế.... Thậm chí, có thể tiến hành xây dựng mẫu khảo sát thống nhất về chất lượng KCB khi sử dụng thẻ BHYT. Trên cơ sở này, BHXH tiến hành điều tra, thu thập ý kiến về KCB của người có thẻ BHYT..

Cần duy trì có hiệu quả đường dây nóng của cả sở Y tế và cả của cơ quan BHXH để tiếp nhận phản ánh của bệnh nhân về sự chăm sóc của các y, bác sĩ. Trên

cơ sở này, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc nâng cao chất lượng thông qua các kênh thông tin thu thập ý kiến đánh giá và phản hồi của người dân.

Sở Y tế cùng với các cơ sở KCB cần xây dựng kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức toàn hệ thống, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đẩy mạnh quy hoạch, tạo sự chuyển biến tích cực và góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ.

Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng. Điều này có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng KCB thì bắt buộc phải đi kèm với sự gia tăng về chi phí đầu tư. Ngoài đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí chi thường xuyên cần đặc biệt chú ý tới việc đầu tư cho phát triển nhân lực bằng các chính sách thích đáng về lương, phụ cấp, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật tuyến trên cho tuyến dưới nhằm giúp cho người có thu nhập thấp được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng cao ngay tại tuyến cơ sở.

Để giảm thiểu tình trạng quá tải tại các bệnh viện, cần khuyến khích người dân đăng ký nơi KCB ban đầu tại các trạm y tế xã, phường trên gần nơi sinh sống. Các trạm y tế xã, phường cần phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế, trạm y tế xã, phường bảo đảm đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu tại trạm y tế xã, cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, KCB và phục hồi chức năng, giải quyết về cơ bản các vấn đề sức khỏe ban đầu trong cộng đồng .

BHYT HGĐ là một chính sách của Nhà nước, tất nhiên chính sách này luôn phụ thuộc vào các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế của Nhà nước. Mối quan hệ hỗ trợ này tác động rất lớn tới sự phát triển chính sách BHYT cũng như nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Khi có nhiều người tham gia BHYT thì sẽ xảy ra tình trạng gia tăng lượng người đi KCB, điều này đòi hỏi các đơn vị cung ứng dịch vụ y tế phải tăng cường nguồn nhân lực để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Phát triển BHYT nói chung và BHYT theo HGĐ nói riêng luôn có mối quan hệ khăng khít với các cơ sở KCB. Khi người dân quyết định tham gia BHYT HGĐ có nghĩa là cơ quan BHXH đã cam kết với họ về KCB, chăm sóc y tế cho người dân. Để thực hiện được cam kết này, cơ quan BHXH phải có sự phối hợp chặt chẽ với

các cơ sở KCB. Hơn nữa, cân đối quỹ BHYT cũng là nhiệm vụ cần đặt ra trong việc quản lý, do đó bên cạnh trách nhiệm của mỗi cơ sở KCB thì cơ quan BHXH cần phối hợp với các cơ sở KCB để ngăn chặn, phát hiện kịp thời các trường hợp trục lợi quỹ BHYT, giám sát việc cung cấp dịch vụ KCB có như vậy mới tạo được sự an tâm, tin tưởng của nhân dân.

3.2.3.5.Nâng cao năng lực quản lý của nhân viên Bảo hiểm xã hội

Cơ quan BHXH Huyện Chợ Gạo cần :

- Nghiên cứu đổi mới phương thức thu, nộp BHYT phù hợp, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHYT.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên viên quản lý thu BHYT HGĐ về mọi mặt: chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ tin học...chú trọng chuyển đổi tác phong làm việc hành chính sang tác phong làm việc phục vụ, qua đó tác động tích cực đến việc phát triển đối tượng.

Xây dựng phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng thuộc diện BHYT theo HGĐ là giải pháp cần thiết cho BHXH huyện. Trên cơ sở phân tích đặc điểm đối tượng có thể chia thành hai nhóm là: nhóm đối tượng có đặc điểm là thu nhập thấp chưa có điều kiện tham gia BHYT HGĐ và nhóm có thu nhập cao nhưng chưa tham gia BHYT HGĐ, để từ đó có các giải pháp cụ thể, phù hợp hơn đối với từng nhóm.

- Nhóm đối tượng thu nhập thấp, không ổn định: Nhóm đối tượng này có ít điều kiện tìm hiểu về chế độ, chính sách BHYT. Nhóm này chiếm đa số dân số, gồm người lao động làm nông nghiệp, người lao động tự do... có nhu cầu lớn về chăm sóc sức khoẻ nhưng có nhiều hạn chế về khả năng đóng góp tài chính để tham gia. Do đó, giải pháp cho nhóm này vẫn là kết hợp giữa thông tin về định hướng, hỗ trợ phương pháp sản xuất hiệu quả để nâng cao hơn thu nhập, đồng thời tích cực tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc tham gia BHYT theo HGĐ, từ đó giúp họ hiểu và so sánh giữa cái lợi khi tham gia BHYT theo HGĐ với chi phí, rủi ro mà họ phải gánh chịu khi ốm đau, bệnh tật nếu không tham gia, tập trung tuyên truyền về mức giảm trừ theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, những tấm gương tích cực tham gia BHYT, những người mà họ quen biết đã tham

nhận thức được vấn đề, tự quyết định với thu nhập ít ỏi của mình sử dụng thế nào cho hiệu quả nhất.

- Nhóm đối tượng phải tham gia BHYT theo HGĐ có thu nhập cao nhưng chưa tham gia BHYT: Số lượng người dân thuộc nhóm này không nhiều, chủ yếu là chủ các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh gia đình quy mô vừa và nhỏ, chủ các trang trại… Nhóm đối tượng này chưa tham gia BHYT theo HGĐ, nhưng trong số đó có thể có nhiều người đã tham gia ít nhất một hình thức bảo hiểm của các công ty bảo hiểm thương mại. Nhóm đối tượng này không tham gia BHYT không phải vì thiếu tiền, với họ mức đóng một năm không phải là vấn đề lớn, mà điều họ quan tâm nhiều hơn là chất lượng dịch vụ y tế được hưởng khi tham gia BHYT theo HGĐ. Với họ, nếu phải đến bệnh viện thì chất lượng phục vụ đối với người có thẻ BHYT hiện nay rất hạn chế không bằng bệnh nhân tự bỏ tiền để chị trả, chất lượng thuốc không đảm bảo... do đó không đáp ứng được yêu cầu của họ. Nhiều người khi phải vào điều trị tại cơ sở KCB họ thường sử dụng phòng điều trị theo yêu cầu, mua thuốc nhập từ nước ngoài... Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHYT theo HGĐ của nhóm đối tượng này. Do đó, giải pháp cho nhóm này là nâng cao chất lương KCB và tay nghề cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ y sĩ, bác sĩ để cho người tham gia cảm thấy hài lòng như sử dụng dịch vụ y tế tư nhân.

3.2.3.6.Chú trọng thi đua khen thưởng

Nghiên cứu , xây dựng và ban hành quy chế thi đua khen thưởng đối với đại lý thu. Đồng thời trong thực hiện phải chính xác, công khai, công bằng, kịp thời trong việc bình xét để chọn ra người tiêu biểu xứng đáng.

Định kỳ hàng năm tổng kết , đánh giá phát triển đối tượng tham gia BHYT HGĐ, thông qua đó nêu gương cá nhân tiêu biểu đồng thời phát động các phong trào thi đua khai thác, phát triển đối tượng tham gia, đẩy mạnh và nhân rộng các cá nhân điển hình tiên tiến trong khai thác, phát triển đối tượng tham gia

3.3. Đề xuất, Kiến nghị

3.3.1 Đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tiền Giang

Xây dựng, ban hành các quy định chuẩn trong việc quản lý chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, nhất là các chính sách liên quan đến

KCB và thu để mở rộng đối tượng tham gia BHYT.

Tăng cường cải cách hành chính, công khai các thủ tục hành chính, rà soát, kiến nghị giảm bớt hệ thống mẫu biểu, thủ tục hành chính còn rườm rà chồng chéo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn nghiệp vụ và quản lý.

Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý vì hiện nay một số bộ phận phòng cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, xây dựng chính sách nhân sự thu hút nhân tài, tuyển dụng, bồi dưỡng, khen thưởng, đề bạt và sử dụng hợp lý.

Tăng cường tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo trong thực hiện chính sách BHYT; xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ .

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành của địa phương trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách BHYT đặc biệt là phối hợp với sở Y tế trong tổ chức KCB và thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế.

3.3.2 Đối với Cấp ủy, Chính quyền địa phương

Đẩy mạnh hơn nữa các hình thức vận động, tuyên truyền, trong đó tập trung hình thức tuyên truyền trực tiếp như: Đến tận nhà dân tuyên truyền, tư vấn, giải thích, tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân tại cơ sở, tuyên truyền qua hình thức treo băng rôn, khẩu hiệu ở các trục đường chính, khu đông dân cư, tuyên truyền cụ thể hóa bằng các câu chuyện truyền thanh, đồng thời tăng thời lượng phát thanh của Đài truyền thanh Huyện, Xã thường xuyên để người dân hiểu, đồng thuận và tích cực tham gia.

Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới đại lý thu BHYT, ngoài đại lý xã, thị trấn, Bưu điện còn tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý các hội đoàn thể. Cấp ủy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thu bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)