Đối với đội ngũ cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 65 - 94)

8. Kết cấu đề tài

3.3.3. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức

Đội ngũ cán bộ, công chức trong UBND quận Tây Hồ cần phải tự nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đối với cá nhân nói riêng cũng như đối với sự phát triển của cơ quan nói chung. Đội ngũ CBCC cần nhận thức rõ công tác bồi dưỡng để nhằm nâng cao năng lực công tác, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc tránh việc coi bồi dưỡng là để lấy bằng cấp chứng chỉ hợp thức hoá đủ điều kiện thi và nâng ngạch, bậc và thăng chức; đồng thời CBCC cần phải có ý

thức trong việc tự học, tự bồi dưỡng, tự nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kỹ năng công vụ của mình và phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực thi nhiệm vụ.

Cán bộ công chức tại UBND quận Tây Hồ cần chủ động tham gia chương trình bồi dưỡng. Những cán bộ, công chức được tổ chức, cơ quan tạo điều kiện cho đi học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ cần học tập nghiêm túc, không ngừng trau dồi các kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng và phẩm chất để trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đội ngũ CBCC.

Cán bộ, công chức cần nhận thức rõ ý nghĩa mà công tác bồi dưỡng mang lại cho chính bản thân họ, không chỉ nâng cao năng lực trong công việc, phục vụ nhân dân, đất nước mà còn là cơ hội cho họ thăng tiến trong công việc. Trong quá trình bồi dưỡng cần nâng cao ý thức học tập và có tinh thần trách nhiệm, trau dồi kiến thức kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.

Cán bộ, công chức cần thẳng thắn đưa ra ý kiến về công tác đào tạo, bôi dưỡng hiện tại đơn vị mình về kế hoạch đào tạo, về phương pháp và hình thức đào tạo cũng như trong quá trình đào tạo, các khó khăn gặp phải trong quá trình đi học để cùng đưa ra bàn bạc và có phương pháp giải quyết khắc phục trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 3

Bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND quận Tây Hồ đang được ban lãnh đạo hết sức quan tâm. Tuy nhiên thực hiện khá tốt cách nội dung và quy định của bồi dưỡng CBCC những vẫn còn hạn chế nhất định. Trong nội dung nghiên cứu chương 3, tác giả đã đề xuất ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác bồi dưỡng CBCC. Mỗi CBCC cần trau dồi thêm kiến thức về kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó các cơ quan quản lý cần phối hợp với các CBCC được cử đi bồi dưỡng để đạt hiệu quả cao nhất. Cơ quan quản lý cũng có vai trò rất quan trọng; họ có trách nhiệm hoàn chỉnh cơ sở pháp lý, hình thành các chính sách tài chính, đãi ngội cho CBCC theo học lớp bồi dưỡng, xây dựng chương trình nội dung, hình thức. Hơn nữa công tác bồi dưỡng CBCC cần phải có kế hoạch cụ thể, khoa học để đạt được kết quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đưa đất nước lên một tầm cao mới rất cần đến một đội ngũ công chức lãnh đạo có trình độ, năng lực, kiến thức, tư tưởng vững vàng để đưa đất nước phát triển đúng định hướng. Chính sách bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước với mục tiêu “tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế” ngày càng được triển khai sâu rộng, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Nhìn chung, quá trình triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức trong đó phần lớn cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn đã được các cấp, ngành tổ chức thực hiện theo đúng quy định, đáp ứng về cơ bản nhu cầu được tham gia bồi dưỡng. Sau bồi dưỡng trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn được nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cán bô ̣ là nguồn lực rất quan tro ̣ng đối với các tổ chức, quyết đi ̣nh vi ̣ thế của tổ chứ c đó, sự phát triển của đất nước. Trong xã hô ̣i hiê ̣n nay, bất kỳ mô ̣t tổ chức nào cũng cần có nguồn nhân lực ma ̣nh, đủ về số lượng, giỏi chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣. Đă ̣c biê ̣t là các cơ quan hành chính nhà nước. Đó là cầu nối của nhân dân với Đảng, là nhân vật trung tâm kéo hai bên la ̣i gần nhau, hiểu nhau hơn. Do vậy, UBND quận Tây Hồ cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại UBND quận Tây Hồ, em đã nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức làm việc tại UBND quận Tây Hồ, từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế tồn tại của nó. Trên cơ sở đó tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND quận Tây Hồ với hi vọng sẽ góp phần để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND quận Tây Hồ. Bên cạnh đó công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND quận còn một số hạn chế cần được khắc phục kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức góp phần xây dựng nền hành chính tiên tiến hiện đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2006) Thông tư 07/2006/TT-BNV ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn việc xây dựng, thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

2. Bộ Nội vụ (2018) Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số điều về nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức

3. Bộ Nội vụ (2014), Công văn số 4524/BNV-ĐT Hướng dẫn thực hiện công tác

đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

4. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.

5. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/NĐ-CP ngày 01/09/ 2017 của Chính phủ

về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

6. Hoàng Văn Đạt (2011), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền

địa phương tỉnh Quảng Ninh”, Đại học Thương Mại.

7. Hứa Thắng – Lý Hồng (2014), Quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

8. Gs. Hoàng Phê (2010) Từ điển tiếng việt, Nxb.Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 9. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân

lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Ngô Thanh Can (2013), Quy trình đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả nâng cao năng

lực thực thi công vụ cho cán bộ, công chức, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 3/2013.

11. Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, (tái bản lần thứ 7 có sửa

chữa và bổ sung), NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 136/QĐ-Ttg ngày 25/1/2016 của Thủ

tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đế án đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025

13. Phan Khắc Nhưỡng (2009), Luật CBCC và các quy định mới nhất đối với CBCC, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

Công chức.

15. UBND quận Tây Hồ (2015) Báo cáo về kết quả thực hiện chính sách ĐTBD CBCC trên địa bàn quận năm 2015.

16. UBND quận Tây Hồ (2016) Báo cáo về kết quả thực hiện chính sách ĐTBD CBCC trên địa bàn quận năm 2016.

17. UBND quận Tây Hồ (2016) Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

chức năm 2012 – 2017.

18. UBND quận Tây Hồ (2016) Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

chức năm 2016 và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năm 2017.

19. UBND quận Tây Hồ (2017) Báo cáo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

PHỤ LỤC

Phụ lục 2: Một số văn bản cơ quan hành chính ỦY BAN NHÂN DÂN

QUẬN TÂY HỒ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-UBND Tây Hồ, ngày tháng 3 năm 2017

KẾ HOẠCH

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2017

Căn cứ Công văn số 137/SNV- BMĐT ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc xây dựng Kế hoạch ĐTBD năm 2017 và căn cứ yêu cầu công tác ĐTBD nhằm từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân quận và CBCC, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ( phường), thôn, tổ dân phố trên địa bàn quận, Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCC, viên chức năm 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích:

Tiếp tục trang bị, bổ sung các kiến thức về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng quản lý nhà nước và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng được một đội ngũ CBCC vừa có phẩm chất đạo đức vừa thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới đồng thời từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020.

2. Yêu cầu:

- Việc ĐTBD phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, địa phương và phải căn cứ vào tiêu chuẩn, vị trí của từng chức danh, công việc, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ CBCC, viên chức trước mắt cũng như lâu dài.

- Công tác ĐTBD cần được xác định là nhiệm vụ công tác hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn và của cá nhân mỗi CBCC, viên chức.

- Các lớp ĐTBD phải phù hợp về nội dung, thời gian và từng loại đối tượng.

II. ĐỐI TƯỢNG: 1. Cấp quận :

CBCC, viên chức, nhân viên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

2. Cấp phường:

- CBCC phường, thị trấn.

- Những người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố.

III. NỘI DUNG, THỜI GIAN, GIẢNG VIÊN VÀ KINH PHÍ MỞ LỚP:

1. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, công công chức, viên chức.

1.1. Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ:

Cấp quận: Số lượng CBCC dự kiến cử đi đào tạo trên Đại học là 01 người; nguồn kinh phí cá nhân tự túc.

1.2. Đào tạo về lý luận chính trị:

Số lượng CBCC, viên chức dự kiến cử đi đào tạo lý luận chính trị là 55 người, trong đó Cao cấp: 05 người, Trung cấp: 50 người (do Ban Tổ chức Quận ủy quản lý)

2. Bồi dưỡng:

2.1. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch:

Số lớp cần tổ chức: 01 lớp.

Số lượng: 120 người, trong đó: Số lượng CBCC, viên chức dự kiến tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên: 120 người (CBCC, viên chức cấp quận: 25 người; CBCC cấp phường 95 người).

Dự kiến kinh phí: Do Sở Nội vụ trực tiếp cấp kinh phí, ký hợp đồng với cơ sở đào tạo để triển khai các nội dung đào tạo.

2.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm việc:

+ Lớp cho CBCC cấp phường. - Số lượng: 60 người.

- Đối tượng: CBCC cấp phường. - Số lớp cần tổ chức: 01 lớp.

- Thời gian dự kiến tổ chức: Tháng 5 năm 2017. - Thời gian khóa học: 3 tháng.

- Địa điểm mở lớp: Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận Tây Hồ (địa chỉ: số 693 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội).

- Kinh phí: Tự túc.

- Đơn vị chủ trì: Phòng Nội vụ quận.

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận; Văn phòng HĐND-UBND quận và UBND các phường.

+ Lớp cho viên chức ngành Giáo dục. - Số lượng: 50 người.

- Đối tượng: Viên chức ngành Giáo dục.

- Thời gian dự kiến tổ chức: Tháng 6 năm 2017. - Đơn vị chủ trì: Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ trì. - Đơn vị phối hợp thực hiện: Phòng Nội vụ.

- Kinh phí: Tự túc.

+ Lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho viên chức ngành Giáo dục. - Số lượng: 60 người.

- Đối tượng: Viên chức ngành Giáo dục.

- Thời gian dự kiến tổ chức: Tháng 6 năm 2016. - Đơn vị chủ trì: Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ trì. - Đơn vị phối hợp thực hiện: Phòng Nội vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 65 - 94)