Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 60 - 61)

8. Kết cấu đề tài

3.2.1.Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức

Căn cứ và mục 2.2.1. của chương 2 về xác định nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức, việc xác định nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND quận Tây Hồ chưa cụ thể các nhu cầu bồi dưỡng, việc xác định nhu cầu còn chung chung chưa thấy hiệu quả cán bộ, công chức làm việc tại UBND quận.

Việc lập kế hoạch bồi dưỡng CBCC hàng năm và tổ chức cần thực hiện một cách nghiêm túc. Cần phải điều tra khảo sát, đánh giá một cách khách quan thực trạng về tình hình số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBCC quận và nắm vững cũng như dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm một cách khoa học phù hợp với điều kiện của quận. Đây là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch. Phải dựa vào nhu cầu cá nhân của bản thân người CBCC đó thấy những kiến thức, kỹ năng họ cần phải bổ sung để có thể làm được công việc được giao. Nhu cầu bồi dưỡng phát sinh khi cán bộ, công chức không đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết, việc bố trí, sắp xếp nhân lực và đánh giá hiệu quả bồi dưỡng chưa khoa học, hiệu quả để thực hiện công việc hiện tại cũng như trong tương lai chưa cao. Để tránh tình trạng xác định nhu cầu bồi dưỡng không sát với thực tế cần phải thường xuyên rà soát chất lượng đội ngũ CBCC cũng như yêu cầu bồi dưỡng của từng đơn vị, từng cán bộ, công chức làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, từ đó làm cho chất lượng của công tác bồi dưỡng được nâng cao, đúng người, đúng nhu cầu tránh lãng phí.

UBND quận Tây Hồ cần chủ động lập kế hoạch bồi dưỡng để đáp ứng kịp thời nhu cầu bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng của CBCC và yêu cầu của công việc. Kế hoạch bồi dưỡng phải được phải được xây dựng trên cơ sở hội thảo, thảo luận với sự tham gia tích cực của đội ngũ CBCC mới đạt được sự tham gia và đồng thuận cao của tập thể, tạo tiền đề thuận lợi cho triển khai các chính sách vào thực tiễn sau này.

3.2.2. Hoàn thiện công tác bồi dưỡng về tổ chức thực hiện

Tây Hồ cần có những biện pháp thiết thực tạo động lực học tập như khen thưởng khi có thành tích học tập tốt.

Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng là việc quan trọng và cần thiết. Cơ quan phải xác định rõ nhu cầu và đối tượng bồi dưỡng để từ đó lựa chọn nội dung, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp, mang lại hiệu quả cho công tác bồi dưỡng.

Để công tác bồi dưỡng có chất lượng, hiệu quả thực sự thì cần đổi mới phương pháp dạy học. Phần lớn người học chương trình bồi dưỡng này là CBCC đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự phân tích đánh giá mọi vấn đề. Vì vậy nên lựa chọn nội dung bồi dưỡng là tự nghiên cứu vấn đề. Tiếp tục thay đổi nội dung bồi dưỡng sao cho sát với thực tiễn trong công việc.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 60 - 61)