8. Kết cấu đề tài
2.3. Quy trình đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND quận Tây Hồ
Bồi dưỡng đội ngũ CBCC làm việc tại UBND quận Tây Hồ là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong tổng thể các chuỗi hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động quản trị nhân lực tại quận.
Bồi dưỡng sẽ giúp quận duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, đảm bảo có đội ngũ CBCC đủ cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhanh và hiệu quả các yêu cầu thực hiện công việc của quận hiện nay.
Để công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao, tiết kiệm, hiệu quả thì việc xây dựng một quy trình bồi dưỡng có ý nghĩa hết sức lớn đối với UBND quận Tây Hồ. Trong những năm vừa qua, quận hiện đang áp dụng quy trình bồi dưỡng CBCC tại đơn vị theo quy trình sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND quận Tây Hồ
Nguồn: Phòng Nội vụ UBND quận Tây Hồ
2.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng
Căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ, công chức hàng năm, hàng quý:
Các đơn vị tiến hành đánh giá năng lực cán bộ, công chức thông qua đánh giá thực hiện công việc do ngưởi lãnh đạo trực tiếp đánh giá xem có hoàn thành công việc hay không và hoàn thành với kết quả ra sao so với yêu cầu. Những người có kết quả thực hiện công việc không đạt yêu cầu sẽ được đi học để bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc.
Bảng 2.5: Nhu cầu bồi dưỡng của CBCC tại UBND quận Tây Hồ
Đơn vị tính: Người
STT Nội dung Năm 2015 Năm2016 Năm 2017
1 Lý luận chính trị 14 20 24
2 Chuyên môn nghiệp vụ 10 14 10
3 Quản lý nhà nước 15 20 30 4 Bồi dưỡng kỹ năng tin học 25 30 40
5 Bồi dưỡng ngoại ngữ 31 43 45
Nguồn: Phòng Nội Vụ UBND quận Tây Hồ
Xác định nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức
Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức
Qua bảng xác định nhu cầu bồi dưỡng CBCC của UBND quận Tây Hồ ta thấy: Những năm gần đây, quận đã quan tâm nhiều hơn đến việc xác định nhu cầu cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, cụ thể các nhu cầu bồi dưỡng được xác định từ nhiều nguồn cả ở cấp trên, cả căn cứ vào tình hình thực hiện công việc thực tiễn ở quận và cả xuất phát từ các đơn vị trực thuộc và bản thân CBCC gửi lên. Điều này đã khẳng định nhu cầu bồi dưỡng được xác định khách quan và ngày càng gia tăng. Đây cũng là căn cứ bước đầu cho thấy hiệu quả bồi dưỡng CBCC tại quận là đảm bảo hiệu quả trên công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng CBCC tại quận.