Đối với UBND quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 65)

8. Kết cấu đề tài

3.3.2.Đối với UBND quận Tây Hồ

Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ cần nhanh chóng đẩy mạnh vào tạo điều kiện để đưa cán bộ, công chức phụ trách hoạt động bồi dưỡng đi đào tạo sâu chuyên môn để nâng cao hơn nữa năng lực cho họ. Bên cạnh đó cần đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở bồi dưỡng, phối hợp để kiểm tra, giám sát quá trình học tập của công chức các cơ quan chuyên môn.

Đối với việc xây dựng quỹ phát triển bồi dưỡng cán bộ, công chức, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cần có những chính sách và biện pháp để thu hút sự đầu tư của các chủ thể doanh nghiệp và công dân trên địa bàn quận vào việc xây dựng nguồn quỹ. Cần xây dựng khung pháp chế và cơ chế hoạt động sử dụng đảm bảo hiệu quả của quỹ.

Về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm việc trong Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, các phòng, ban trong quận cần đưa ra những nội quy, quy tắc cần thực hiện để nâng cao chất lượng của chính bản thân cán bộ, công chức và phòng mình làm việc. Phối kết hợp với các phòng, ban khác tạo không khí thi đua chất lượng làm việc trong quận, thúc đẩy sự tiến bộ, phát triển toàn diện, đem lại hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân quận cũng cần thành lập ngay một ban đánh giá kết quả của cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn sau khi tham gia bồi dưỡng một cách công bằng và chính xác. Đồng thời các lãnh đạo trong quận cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và tính chịu trách nhiệm của bản thân để làm gương học tập cho tất cả các cán bộ, công chức trong các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân quận.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 65)