Các nhân tố bên trong UBND quận

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

8. Kết cấu đề tài

2.2.1. Các nhân tố bên trong UBND quận

a. Cơ sở vật chất

UBND quận Tây Hồ đã chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho bồi dưỡng cán bộ, công chức khá đầy đủ, quận đã trang bị những thiết bị cần thiết, hiện đại với mong muốn tạo ra môi trường học tập, làm việc năng động. Các thiết bị được trang bị như: máy tính, máy chiếu, máy in,... xong nhìn chung các thiết bị này chưa được lãnh đạo quận quan tâm. Một số trang thiết bị đã cũ, máy tính có tốc độ chậm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của giáo viên và học viên.

b. Tài chính

Ngân sách dành cho bồi dưỡng cán bộ, công chức được lãnh đạo quan tâm, tuy nhiên hàng năm UBND quận vẫn chưa cân đối giữa các khoản thu chi.

Nguồn kinh phí cho bồi dưỡng của UBND quận Tây Hồ từ ngân sách nhà nước được thực như sau: Hàng năm căn cứ vào mục tiêu, định hướng, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kết quả đánh giá tình hình nhiệm vụ bồi dưỡng của năm báo cáo, yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch và hướng dẫn Sở Nội vụ thành phố Hà Nội, Phòng Nội vụ quận xây dựng kế hoạch và lập dự toán chi phí, thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng trình chủ tịch UBND quận.

Nguồn khác: Để nâng cao hiệu quả bồi dưỡng UBND quận đã chủ động tạo lập nguồn kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau như khuyến khích cán bộ, công chức tự chủ động nâng cao kiến thức kỹ năng, trích nguồn từ UBND quận cụ thể, trong kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức làm việc tại UBND quận Tây Hồ năm 2015 tổng kinh phí cho các khóa bồi dưỡng 158.421.771 đồng trong đó ngân sách nhà nước là 98.793.480 đồng nguồn khác là 59.628.231 đồng.

c. Chất lượng của cán bộ, công chức

Số lượng cán bộ công chức làm việc tại UBND quận Tây Hồ có trình độ, chuyên môn khác nhau: trên Đại học, Đại học, dưới Đại học. Tỷ lệ cán bộ công chức có trình độ Đại học và trên Đại học tăng lên theo hàng năm. Năm 2015 số cán bộ, công chức có trình độ trên Đại học là 12,61%, trình độ Đại học là 78,37%, trình độ Cao đẳng là 9,0%. Năm 2016 số cán bộ, công chức có trình độ trên Đại học là 17,59%, trình độ Đại học là 78,70%, trình độ Cao đẳng là 3,7%.

Cán bộ, công chức của UBND quận Tây Hồ có tuổi đời từ 31 đến 50 chiến 71,96% tức UBND quận có cơ cấu lao động trẻ, có 10,28% số cán bộ, công chức có thâm niên công tác dưới 3 năm nên kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cần phải bổ sung.

Một thực tế là có tới 22,3% số cán bộ, công chức trong UBND quận Tây Hồ làm trái ngành nghề nên để thực hiện công việc được tốt buộc phải qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.

2.2.2. Các nhân tố bên ngoài tổ chức

a. Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội

Hiện nay, hiện thống giáo dục ở nước ta đã có nhiều thay đổi và cải thiện đáng kể, mang lại nhiều thành tựu trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, với những thay đổi của hệ thống giáo dục và đào tạo vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan Nhà nước nói chung và UBND quận Tây Hồ nói riêng. Các chương trình học còn nặng về lý thuyết, thực hành và các kỹ

năng thực hiện công việc nhất là các kỹ năng mềm. Vì vậy, nhu cầu bồi dưỡng thật sự cần thiết đối với đội cán bộ, công chức.

b. Sự phát triển của khoa học – công nghệ

Công nghệ và tốc độ phát triển khoa học công nghệ luôn tạo ra nhiều cơ hội phát triển. Điều này đòi hỏi đội ngũ CBCC của quận Tây Hồ phải nắm bắt được công nghệ, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào thực tế công việc. Do đó, các chính sách về nội dung phát triển, số lượng các chương trình phát triển phải được thiết lập dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, đảm bảo tính kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

c. Chính sách bồi dưỡng cán bộ, công chức

Chính sách đào tạo bồi dưỡng là vấn đề cốt lõi có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND quận Tây Hồ dưới góc độ nâng cao chất lượng cán bộ, công chức một cách toàn diện. Nó giúp cán bộ công chức hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp từ đó thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một thái độ tốt hơn, tự giác hơn. UBND quận Tây Hồ cũng đã ban hành những văn bản hướng dẫn cũng như thực hiện các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức riêng dể phù hợp với trình độ cán bộ, công chức và đặc điểm về kinh tế - xã hội của UBND quận.

d. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là nhân tố quan trọng để UBND quận Tây Hồ có điều kiện thuận lợi hơn trong việ thu hút cán bộ công chức cho quận, đặc biệt là cán bộ, công chức có chất lượng cao. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ sở vật chất chất lượng, các thiết bị, công cụ làm việc đảm bảo, thì sẽ gắn bó được cán bộ, công chức là cơ hội rất tốt để cán bộ, công chức phát huy năng lực làm việc của mình và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của UBND quận.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)