Hoàn thiện công tác đánh giá sau bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 61 - 62)

8. Kết cấu đề tài

3.2.3.Hoàn thiện công tác đánh giá sau bồi dưỡng

Hiện nay tại UBND quận Tây Hồ, công tác đánh giá hiệu quả còn mang tính hình thức, chủ yếu chỉ thông qua các bài kiểm tra chứng chỉ, văn bằng mà không biết thực chất năng lực của cá nhân đó được bồi dưỡng đến đâu, còn yếu mặt nào.

Đánh giá chương trình bồi dưỡng là khâu cuối cùng trong quy trình bồi dưỡng. Công tác này cho biết kết quả đạt được bao nhiêu phần trăm so với mục tiêu đã đề ra, thu được những lợi ích gì, hiệu quả ra sao, còn những mặt hạn chế gì, thiếu sót ở đâu, từ đó tìm cách khắc phục, điều chỉnh sao cho phù hợp với công tác bồi dưỡng lần sau.

Việc đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng CBCC ở UBND quận cần được đánh giá một cách chặt chẽ và khoa học, căn cứ vào mục tiêu, đi sâu vào chi phí và lợi ích sau khóa bồi dưỡng.

Các khóa bồi dưỡng đều được đánh giá qua các thông qua các bài thi, bài kiểm tra, bài thu hoạch, giấy xác nhận với khóa bồi dưỡng ngắn hạn, các văn bằng chứng chỉ với các khóa bồi dưỡng dài hạn, chất lượng khá giỏi, trung bình của các loại kết quả đó.

Sau khóa bồi dưỡng một thời gian, cơ quan nên tiến hành khảo sát tình hình, mức độ hoàn thành công việc của CBCC thông qua một số chỉ tiêu cụ thể, với từng khóa bồi dưỡng cụ thể. Công tác đánh giá bồi dưỡng phải đảm bảo yêu cầu: công khai, minh bạch, trung thực, khách quan, tránh tình trạng đánh giá chỉ mang tính hình thức. Đánh giá trên cơ sở so sánh kết quả bồi dưỡng với mục tiêu bồi dưỡng và

Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi khóa bồi dưỡng sau mỗi khóa học, hoạt động này cần có sự tham gia đày đủ của mỗi bên bao gồm: Lãnh đạo UBND quận, cán bộ phòng Tổ chức cán bộ quận, cơ sở bồi dưỡng, học viên.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 61 - 62)