Đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

8. Kết cấu đề tài

1.6.4. Đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đánh giá nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu đã đề ra từ trước, về bản chất, đánh giá là việc so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra.

Đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức là quá trình thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu về quá trình bồi dưỡng nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu đã đặt ra từ trước, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác bồi dưỡng.

Đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức cần trả lời các câu hỏi chính như: Đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức để làm gì, cần xác định mục tiêu của đánh giá.

Đánh giá cái gì – xác định xem hoạt động bồi dưỡng có đạt kết quả hay không, có hiệu quả hay không và các hoạt động có được tổ chức quản lý tốt không? Đánh giá phản ứng học viên; kết quả học tập; khả năng thực hiện công việc và những kết quả trong tổ chức.

Đánh giá công chức có tác dụng thứ nhất, giúp cho học viên và giáo viên tốt hơn lên trong quá trình bồi dưỡng; thứ hai, hình thành mối quan hệ giữa bồi dưỡng và thực tế hoạt động thực hiện công việc; và thứ ba, đưa ra những thông tin phản hồi cho cán bộ quản lý.

Ai tham gia vào việc đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức đó là học viên, giảng viên, các cán bộ quản lý của họ, cán bộ quản lý bồi dưỡng, cán bộ lãnh đạo

cấp trên và những người sử dụng dịch vụ bồi dưỡng.

Thời điểm tiến hành đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức có thể được thực hiện trong hay cuối quá trình triển khai một chương trình, kế hoạch bồi dưỡng. Nó có thể được thực hiện trước, trong quá trình, hay vào cuối khóa bồi dưỡng, cuối một hoạt động bồi dưỡng.

Đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức là khâu cuối cùng trong hoạt động bồi dưỡng nhưng là khâu cần thiết và quan trọng bởi: Nó giúp tổ chức biết được mức độ đạt mục tiêu của tổ chức, những điểm đạt được và chưa đạt được, những ưu điểm và hạn chế trong quá trình bồi dưỡng; giúp tổ chức tìm ra nguyên nhân của những hạn chế từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục và rút kinh nghiệm cho các khóa bồi dưỡng sau.

Những người tham gia tiến hành hoạt động đánh giá bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm các lãnh đạo cao nhất của cơ quan hành chính nhà nước, lãnh đạo trực tiếp, bộ phận bồi dưỡng, các giảng viên, bản thân cán bộ, công chức, đồng nghiệp… Họ sẽ dựa vào những căn cứ như mục tiêu bồi dưỡng của tổ chức, kết quả bồi dưỡng sự nỗ lực của mỗi cán bộ, công chức để đánh giá quá trình bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 27 - 28)