Mục tiêu cụ thể trong bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND quận

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 58 - 59)

8. Kết cấu đề tài

3.1.2.Mục tiêu cụ thể trong bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND quận

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.Mục tiêu, định hướng nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức của

Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

3.1.1. Mục tiêu chung

Coi việc nâng cao chất lượng nhân lực là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và tổ chức thực hiện trên ba mặt: Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát triển nhân lực.

Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho CBCC tham gia đi học các lớp, các khoá bồi dưỡng để nắm vững và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đế hoàn thành công việc, năng suất làm việc cao hơn, hiệu quả hơn

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể trong bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND quận Tây Hồ Tây Hồ

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ và chủ trương trong thời gian tới của quận về xây dựng xã hội học tập, các cơ quan tham mưu đã xây dựng kế hoạch chương trình UBND quận phê duyệt, trong đó tập trung các nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, về trình độ lý luận chính trị, về tin học và ngoại ngữ. UBND quận đề ra chỉ tiêu cho các nội dung bồi dưỡng CBCC của quận như sau:

* Về chuyên môn: Cán bộ, công chức của quận 100% có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên; Có trên 15% CBCC trình độ trên đại học, trên 80% có trình độ đại học.

* Về lý luận chính tri: Đối với các phòng ban chuyên môn, chức năng có trên

25% trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, trên 60% trình độ trung cấp lý luận chính trị

* Về tin học: 100% cán bộ, công chức có chứng chỉ tin học, trên 90% sử dụng thành thạo tin học văn phòng trong công việc hàng ngày.

* Về ngoại ngữ: 100% cán bộ công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, trên 20%

CBCC có thể sử dụng thành thạo và giao tiếp bằng ngoại ngữ để phục vụ cho các hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 58 - 59)