Đặc điểm đội ngũ cán bộ công chức tại Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)

8. Kết cấu đề tài

2.1.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ công chức tại Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ

2.1.2.1. Về mặt số lượng

Để hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, UBND quận Tây Hồ đã từng bước nâng cao chất lượng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức theo hướng chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý.

Số lượng CBCC tại UBND quận Tây Hồ qua các năm, được thể hiện cụ thể ở bảng 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1. Số lượng cán bộ, công chức của UBND quận Tây Hồ giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Người 111 108 107 105 106 107 108 109 110 111 112

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND quận Tây Hồ Qua biểu số 2.1, ta thấy số lượng CBCC tại UBND quận Tây Hồ giảm qua

các năm. Năm 2015 số CBCC là 111 người thì đến năm 2016 giảm thêm 3 người. Năm 2017 số lượng CBCC của quận giảm 1 người. Nguyên nhân giảm số lượng CBCC là do (Nghị quyết 39 – NQ/TW ngày 17/04/2015 về tinh giản biên chế và cơ

cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức), mục tiêu nhằm nâng cao đội ngũ cán

bộ, công chức, thu hút những người có tài, có đức vào hoạt động công vụ trong các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị tiết kiệm, cải cách tiền lương, từ đó đáp ứng được yêu cầu CNH –

HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Do vậy mà số lượng cán bộ, công chức giảm dần qua các năm.

2.1.2.2. Về mặt cơ cấu * Cơ cấu về giới tính

Trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, CBCC tại UBND quận Tây Hồ có sự thay đổi qua các năm cả về số lượng CBCC và cơ cấu theo giới tính nam và nữ. Được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 2.2 như sau:

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giới tính cán bộ, công chức của UBND quận Tây Hồ

Đơn vị: Người 66 67 69 45 41 38 0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nam Nữ

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND quận Tây Hồ

Qua biểu đồ 2.2 ta thấy: Tổng số lao động năm 2015 là 111 người đến năm 2016 là 108 người (giảm 3 người), năm 2017 là 107 người (giảm 4 người so với

năm 2015, giảm 1 người so với năm 2016). Trong đó CBCC nam năm 2015 là 66

người đến năm 2016 là 67 người (tăng 1 người), năm 2017 là 69 người (tăng 3

người so với năm 2015, tăng 2 người so với năm 2016). Số CBCC nữ giảm xuống,

năm 2015 là 45 người đến năm 2016 là 41 người (giảm 4 người), năm 2017 là 38 người (giảm 7 người so với năm 2015, giảm 3 người so với năm 2016). Cơ cấu giới tính của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ có sự không đồng đều giữ số lượng nam và

chênh lệch rõ rệt nhưng tất cả cán bộ, công chức khối chuyên môn vẫn đang nổ lực để cân bằng mọi mối quan hệ giữa con người với nhau, hướng đến mục tiêu thực hiện tốt những nhiệm vụ công vụ của quận.

* Cơ cấu về độ tuổi

Bảng 2.1. Cơ cấu độ tuổi cán bộ, công chức của UBND quận Tây Hồ Năm

Độ tuổi

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Người Tỷ lệ% Người Tỷ lệ% Người Tỷ lệ %

Dưới 30 9 8,10 10 9,25 11 10,28

Từ 31 đến 50 87 78,37 80 74,07 77 71,96

Từ 51 đến 60 15 13,51 18 16,66 19 17,75

Tổng 111 100 108 100 107 100

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND quận Tây Hồ

Qua bảng 2.1, ta nhận thấy cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức tương đối đồng đều, có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Năm 2017 độ tuổi CBCC dưới 30 tuổi người (chiếm 10,28% trong tổng số CBCC), đây là độ tuổi mà các CBCC còn khá trẻ, họ có kiến thức mới, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bài bản nhưng vẫn còn non kém về kinh nghiệm. Độ tuối từ 31 đến 50 có 77 người (chiếm 71,96%), có thể thấy CBCC ở độ tuổi này chiếm số đông so với các độ tuổi khác trong quận và đều đã được đào tạo khá bài bản, kinh nghiệm làm việc cũng được tích luỹ trong thời gian nhất định. Tuy nhiên số cán bộ chuẩn bị nghỉ hưu có 19 (chiếm 17,75 %,) đòi hỏi quận phải làm sao có thể tìm được những người đủ đức, đủ tài để thay thế số lượng lớn những cán bộ, công chức sẽ về hưu trong thời gian không xa. Đồng thời phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ trẻ, đội ngũ kế cận để có trình độ, đủ kinh nghiệm để thực hiện tốt mọi công việc được giao.

2.1.2.3. Về chất lượng * Về trình độ chuyên môn.

Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của CBCC tại UBND quận Tây Hồ Năm

Trình độ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Người Tỷ lệ% Người Tỷ lệ% Người Tỷ lệ %

Trên đại học 14 12,61 19 17,59 24 22,42

Đại học 87 78,37 85 78,70 83 77,58

Cao đẳng 10 9.0 4 3,7 0 0

Tổng 111 100 108 100 107 100

Qua bảng 2.2, ta thấy số lượng CBCC của quận có trình độ trình độ đại học. Năm 2015 số CBCC có trình độ đại học là 87 người (chiếm 78,37%), năm 2016 là 85 người (chiếm 78,70%). Năm 2017 số CBCC có trình độ đại học là 83 người (chiếm 77,58%) tăng 4 người so với năm 2015, giảm 2 người so với năm 2016.

Trình độ cao đẳng cũng chiếm tỷ lệ tương đối ít và giảm dần qua các năm do CBCC học nâng cao lên trình độ đại học: Năm 2015 số CBCC có trình độ cao đẳng là 10 người (chiếm 9,0%), năm 2016 là 4 người (chiếm 3,7%), đến năm 2017 số CBCC

có trình độ cao đẳng không còn (chiếm 0%). Nhìn chung trình độ chuyên môn của CBCC UBND quận Tây Hồ đáp ứng được nhu cầu ngạch, bậc đang giữ, đây là điều kiện thuận lợi để CBCC trong quận có thể hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên tỷ lệ CBCC có trình độ trên đại học còn chiếm tỷ lệ ít, năm 2017 mới chỉ có 24 người (chiếm 22,42%). Do đó UBND quận Tây Hồ cần có kế hoạch cụ thể để đưa CBCC đi bồi dưỡng, như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay.

* Về trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của CBCC tại UBND quận Tây Hồ Năm

Trình độ

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Người Tỷ lệ% Người Tỷ lệ% Người Tỷ lệ %

Cao cấp 15 13,51 17 15,74 22 20,56

Cử nhân 18 16,21 21 19,44 23 21,49

Trung cấp 67 60,36 62 57,40 58 54,20

Còn lại 11 9,90 8 7,40 5 4,67

Tổng 111 100 108 100 107 100

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND quận Tây Hồ

Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức ở vị trí lãnh đạo, quản lý. Bởi có nhận thức chính trị đúng đắn thì cán bộ, công chức mới hết lòng, hết sức, tận tuỵ, vì dân phục vụ.

Theo bảng 2.3, ta thấy số lượng cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân chiếm tỷ lệ còn thấp. Số CBCC có trình độ lý luận chính trị cao cấp là 15 người năm 2015, (chiếm 13,51%), 17 người năm 2016, ( chiếm 15,74%), 22 người năm 2017, ( chiếm 20,56%). Số CBCC có trình độ lý luận chính

19,44%), 23 người năm 2017, ( chiếm 21,49%). Đối tượng cán bộ, công chức có

trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp chủ yếu rơi vào đối tượng là các lãnh đạo. Số cán bộ, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị là 67 người năm 2015, (chiếm 60,36%), 62 người năm 2016, ( chiếm 57,40%), 58 người năm 2017, (chiếm 54,20%). Số còn lại là là cán bộ, công chức chưa qua hoặc mới chỉ qua các lớp bồi dưỡng chính trị ở trình độ sơ cấp hoặc thấp hơn. Với định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nền hành chính hiện đại thì đây chính là một vấn đề đáng chú ý trong công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, công chức của quận.

2.1.2.4. Về trình độ tin học

Bảng 2.4: Trình độ tin học của CBCC tại UBND quận Tây Hồ Tổng số người Trình độ chuyên môn Trung cấp Chứng chỉ Người Tỉ lệ % Người Tỉ lệ% 107 6 5,60 101 94,40

Nguồn: Phòng Nội vụ UBND quận Tây Hồ Về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức cấp quận khối hành chính đều đã có trình độ tin học nhất định . Điều đó cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình làm việc, phục vụ tốt cho công việc, nhất là trong thời đại CNH-HĐH và thời đại công nghệ thông tin. Tuy nhiên trình độ tin học của cán bộ công chức chưa thực sự ở mức cao mà vẫn chỉ ở mức phổ biến, để thích ứng với những cái mới, cách làm việc mới mà công việc chủ yếu được thực hiện trên máy tính thì đội ngũ CBCC cần phải trau dồi thêm, cập nhật những cái mới để đáp ứng yêu cầu của công việc trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển. Để hội nhập sâu rộng với thế giới, hợp tác kinh tế thì mỗi một người CBCC, viên chức của cơ quan hành chính cần tự học để nâng cao tầm hiểu biết và sử dụng thành thạo máy tính.

2.1.2.5. Về trình độ ngoại ngữ

Bảng 2.5: Trình độ ngoại ngữ của CBCC tại UBND quận Tây Hồ Tổng số người Trình độ chuyên môn Đại học trở lên Chứng chỉ Người Tỉ lệ % Người Tỉ lệ% 107 3 2,80 104 98,20

Nhìn chung, phần lớn số lượng công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đã có chứng chỉ ngoại ngữ cho thấy đa số cán bộ, công chức đều có một trình độ ngoại ngữ nhất định phục vụ cho công việc. Bên cạnh đó còn có một số cán bộ, công chức có trình độ ngoại ngữ cao ở mức đại học trở lên (2,80%) có thể giao tiếp với người nước ngoài hay trong trường hợp cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho công việc, tuy nhiên số lượng này còn ít. Vì vậy trong thời gian tới, lãnh đạo quận cần tạo điều kiện để số cán bộ công chức này được tham gia các lớp học về bồi dưỡng ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu công việc trong mọi tình hình mới.

Như vậy, qua một loạt các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cho thấy: nhìn chung chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức UBND quận Tây Hồ phần nào đã đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Về cơ cấu độ tuổi tương đối hợp lý. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của UBND quận hiện nay chính là những căn cứ quan trọng trong công tác xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong thời gian tới. Đồng thời, từ thực trạng chất lượng cán bộ, công chức như trên thì trong tình hình hiện nay đòi hỏi cán bộ, công chức phải bổ sung thêm những kỹ năng, kiến thức để đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Đó là đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn nghiệp vụ; nắm chắc kiến thức pháp luật và có khả năng áp dụng luật; ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc; kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý kinh tế; các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm;…

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) nâng cao hiệu quả bồi dưỡng cán bộ, công chức tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 34 - 39)