Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động tự đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 38)

Kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG ở trường THPT là một trong những hoạt động thường xuyên của CBQL nhà trường để cải tiến và nâng cao chất lượng nhà trường thông qua các yêu cầu của từng tiêu chí. CBQL trường THPT phải vận dụng chức năng kiểm tra và đánh giá hoạt động này theo kế hoạch, bao gồm: xây dựng các yêu cầu, tiêu chí đánh giá hoạt động TĐG và báo cáo TĐG; xem xét và điều chỉnh kế hoạch hoạt động TĐG.

Kiểm tra, đánh giá, đây là nội dung hết sức quan trọng của chủ thể quản lý vì chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp trong công tác quản lý. Các hình thức kiểm tra có thể áp dụng nhằm đạt được hiệu quả và tiến độ hoạt động TĐG như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hoạt động TĐG trong KĐCLGD.

Từ thực tế hoạt động TĐG trong nhà trường, chủ thể quản lý tổ chức tổng kết, thẩm định, đánh giá định kỳ kết quả TĐG của các nhóm chuyên trách (về số lượng và chất lượng) đạt được so với mục tiêu đề ra. Từ đó, tiếp tục xây dựng kế hoạch, vạch ra hướng thực hiện mới. Đây cũng là quá trình chủ thể quản lý nhìn nhận các mối quan hệ về yêu cầu nhiệm vụ và khả năng của Hội đồng TĐG, mức độ đáp ứng của các nguồn lực và cả những tác động quản lý tới kết quả TĐG. Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh hợp lý hoạt động TĐG đảm bảo tiến độ đồng thời có các hình thức động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhóm, cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công. Ngoài ra, kiểm tra, đánh giá còn là cơ sở sơ kết theo từng giai đoạn của kế hoạch TĐG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 38)