KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 91 - 111)

PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

Các biện pháp đề xuất trên được xây dựng căn cứ trên cơ sở lý luận về công tác KĐCLGD cùng với thực trạng hoạt động TĐG các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhằm kiểm chứng và đánh giá mức độ cấp thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp giúp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, tác giả tiến hành khảo nghiệm ý kiến của lãnh đạo Sở GD&ĐT, CBQL, GV, NV tham gia vào Hội đồng TĐG ở các trường THPT. Để tổ chức khảo nghiệm, tác giả tiến hành phát 28 phiếu trưng cầu ý kiến (CB Sở GD&ĐT: 4, CBQL trường THPT: 9, GV, NV trường THPT: 15). Kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Mức độ thực hiện (N=28) TT Các biện pháp 1 2 3 4 5 ĐTB Xếp hạng 1

Nâng cao nhận thức của CBQL,

GV, NV về hoạt động TĐG 22 6 0 0 0 3.79 1

2

Kế hoạch hóa hoạt động TĐG

phù hợp, khả thi 20 8 0 0 0 3.71 3

3

Hoàn thiện công tác tổ chức

83 Mức độ thực hiện (N=28) TT Các biện pháp 1 2 3 4 5 ĐTB Xếp hạng 4

Tăng cường chỉ đạo thực hiện

tốt hoạt động TĐG 21 7 0 0 0 3.75 2

5

Nâng cao hiệu quả việc kiểm

tra, đanh giá hoạt động TĐG 31 7 0 0 0 3.75 2

6

Tăng cường quản lý các điều

kiện hỗ trợ hoạt động TĐG. 18 19 1 0 0 3.61 5

Ghi chú: 1. Rất khả thi 2. Khả thi 3. Ít khả thi 4. Không khả thi 5. Không ý kiến Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt

động TĐG trong KĐCLGD ở trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Tính cấp thiết (N=28) TT Các biện pháp 1 2 3 4 5 ĐTB Xếp hạng 1

Nâng cao nhận thức của CBQL,

GV, NV về hoạt động TĐG 20 8 0 0 0 3.71 3

2

Kế hoạch hóa hoạt động TĐG

phù hợp, khả thi 18 9 1 0 0 3.61 4

3

Hoàn thiện công tác tổ chức

thực hiện hoạt động TĐG 17 11 0 0 0 3.61 4

4

Tăng cường chỉ đạo thực hiện

84 Tính cấp thiết (N=28) TT Các biện pháp 1 2 3 4 5 ĐTB Xếp hạng 5

Nâng cao hiệu quả việc kiểm

tra, đanh giá hoạt động TĐG 21 7 0 0 0 3.75 2

6

Tăng cường quản lý các điều

kiện hỗ trợ hoạt động TĐG. 16 10 2 0 0 3.50 5

Ghi chú: 1. Rất khả thi 2. Khả thi 3. Ít khả thi 4. Không khả thi 5. Không ý kiến

Từ kết quả tổng hợp các ý kiến ở Bảng 3.1, tác giả nhận thấy CBQL, GV, NV đánh giá cao tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được tác giả luận văn đề xuất với tất cả các ĐTB đều đạt từ 3.5 trở lên. Điều đó khẳng định các biện pháp trên đều có mức độ cấp thiết và có vai trò ngang nhau, đồng thời có tính phù hợp, khả thi đối với các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cụ thể, mức độ đánh giá của CBQL, GV, NV dành cho các biện pháp như sau:

Việc nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về KĐCLGD và hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là việc làm rất cấp thiết. Kết quả hoạt động TĐG tốt hay không tốt đều bắt nguồn sự nhận thức của CBQL, GV, NV trong nhà trường. Qua khảo sát, ý kiến cho rằng rất cấp thiết và cấp thiết về nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV có ĐTB = 3.71 và các ý kiến cho rằng biện pháp này mức độ rất khả thi và khả thi ĐTB = 3.79.

Nhận định của cán bộ Sở GD&ĐT, CBQL, GV, NV trường THPT về biện pháp kế hoạch hoá hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là rất cấp thiết ĐTB = 3.61 và rất khả thi ĐTB = 3.71.

Qua khảo nghiệm, kết quả cho thấy phần lớn CBQL, GV, NV cũng cho rằng, công tác tổ chức bộ máy và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên hội đồng TĐG trong KĐCLGD là rất cấp thiết và rất khả thi, với ĐTB lần lượt là 3.61 và 3.68.

85

Biện pháp tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang qua khảo nghiệm đã được CBQL, GV, NV cho điểm rất cao về tính cấp thiết và rất cấp thiết là 3.79, rất khả thi và khả thi là 3.75.

Ý kiến đánh giá về việc tăng cường kiểm tra hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THPT với tính cấp thiết và rất cấp thiết ĐTB = 3.75, rất khả thi và khả thi ĐTB = 3.75. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp này nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động TĐG theo đúng mục tiêu đề ra.

Việc tổ chức các điều kiện đảm bảo hoạt động TĐG ở các trường THPT được cho rằng có tính rất cấp thiết và cấp thiết cao với tỷ lệ ĐTB = 3.50 và rất khả thi, khả thi ĐTB = 3.61.

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THPT, kết hợp các cuộc khảo sát thực trạng về hoạt động TĐG ở các trường THPT tỉnh An Giang và thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường THPT trong huyện, tác giả luận văn đã có những cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Khi tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả đã trưng cầu ý kiến của CBQL cấp Sở GD&ĐT trực tiếp tham gia vào các đoàn đánh giá ngoài, CBQL, GV, NV ở các trường THPT tham gia vào Hội đồng TĐG của trường.

Qua kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy các biện pháp được đề xuất trên đều rất cấp thiết và rất khả thi. Với kết quả trên, có thể khẳng định rằng, nếu được áp dụng một cách đồng bộ vào thực tiễn công tác quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THPT thì sẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

86

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở hệ thống lý luận nghiên cứu tại Chương 1, kết quả khảo sát, nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động TĐG của các trường THPT ở huyện Tri Tôn tỉnh An Giang tại Chương 2; căn cứ các nguyên tắc cơ bản để đề xuất các biện pháp quản lý, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nhằm đánh giá được tổng thể các hoạt động của nhà trường và thực hiện hoạt động KĐCLGD.

Các biện pháp được đề xuất tại Chương 3 đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính hệ thống và toàn diện. Kết quả khảo nghiệm thể hiện được tất cả các biện pháp đề tài đề xuất đều có tính cấp thiết rất cao và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, hiện pháp “Đảm bảo CSVC, trang thiết bị, nguồn kinh phí cho hoạt động TĐG” chưa được đánh giá ở mức khả thi cao do nguồn lực tài chính của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang còn khó khăn.

Các biện pháp quản lý được đề xuất trên đây có mục đích tác động vào các chức năng quản lý hoạt động TĐG, tác động vào nhận thức của đội ngũ và các nguồn lực đảm bảo hoạt động TĐG. Triển khai đồng bộ và triệt để các biện pháp quản lý đã đề xuất tạo thành một chính thể thống nhất phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đạt hiệu quả cao.

Các biện pháp trên đã được xây dựng và khảo nghiệm nhằm chứng mỉnh cho tính đúng đắn của giả thuyết đề ra. Các biện pháp đều rất khả thi và rất cấp thiết trong điều kiện thực tiễn tại tỉnh An Giang. Do vậy, các biện pháp này được thực thi sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý hoạt động TĐG ở trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về lý luận

Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THPT huyện Tri Tôn, An Giang. Cơ sở lý luận của luận văn đã khẳng định: Con đường ngắn nhất, mang tính quyết định cho cả trước mắt lần lâu dài của Nhà trường đó chính là việc tham gia vào quá trình TĐG và KĐCLGD. Đó chính là vấn đề cần thiết và cấp bách nhằm mục đích không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Luận văn đã đi sâu phân tích, làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn để nghiên cứu và một số vấn đề cơ bản về hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THPT. Trên cơ sở đó, nêu lên những quan điểm về việc quản lý hoạt động TĐG của các trường THPT nói chung và của trường THPT huyện Tri Tôn nói riêng.

1.2. Về thực trạng

Qua việc khảo sát thực tế, tổng hợp, phân tích, lấy ý kiến của CBQL, GV, NV các trường THPT huyện Tri Tôn, luận văn đã khái quát được tình hình thực hiện hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG của Nhà trường; Nêu lên được những mặt mạnh, hạn chế, thời cơ và thách thức của hoạt động TĐG cũng như trong quản lý hoạt động TĐG của Nhà trường; đề ra những biện pháp quản lý mang tính khoa học, khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mật tồn tại để hoạt động TĐG của các trường đạt hiệu quả cao hơn.

1.3. Về biện pháp

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra 6 biện pháp mang tính khả thi nhằm quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THPT

88

huyện Tri Tôn để từ đó cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TĐG của Nhà trường.

Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về hoạt động TĐG; (2) Kế hoạch hóa hoạt động TĐG phù hợp, khả thi; (3) Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động TĐG; (4) Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động TĐG; (5) Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đanh giá hoạt động TĐG; (6) Tăng cường quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động TĐG.

Các biện pháp được nêu trên là rất cần thiết nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đi lên của xã hội thì các biện pháp nêu trên cần phải được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo ở từng khía cạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Nhà trường. Điều quan trọng nhất là người quản lý phải biết chọn lọc và phối hợp các biện pháp nói trên để tạo thành sức mạnh tổng thể cho quá trình quản lý công tác trong từng thời điểm nhất định.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An Giang

- Tham mưu với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để phân bổ ngân sách cho hoạt động TĐG ở các trường THPT và hướng dẫn các định mức chi cụ thể.

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn hoạt động TĐG cho đội ngũ CBQL, GV, NV của các trường; thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề KĐCLGD để nâng cao nhận thức và năng lực TĐG cho thành viên các Hội đồng TĐG.

- Trong quy định thi đua khen thưởng, cần đưa nội dung TĐG trong KĐCLGD vào thi đua hàng năm để có đánh giá, xem xét khen thưởng, kỷ luật, Kịp thời tuyên dương những cơ sở giáo dục làm tốt.

89

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hoạt động KĐCLGD của các trường.

- Tạo điều kiện giới thiệu các đơn vị làm tốt, các mô hình điển hình cho các CBQL, GV, NV là thành viên của các trường được tham quan, học tập.

- Tăng số lượng thành viên tham gia đoàn đánh giá ngoài nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ vận dụng được kinh nghiệm đánh giá ngoài vào hoạt động TĐG để công tác KĐCLGD đạt được hiệu quả cao.

2.2. Đối với các trường trung học phổ thông

- Tăng cường tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện các văn bản hiện hành liên quan đến hoạt động TĐG đến đội ngũ CBQL, GV, NV nhằm nâng cao nhận thức.

- Tăng cường việc bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực TĐG của đội ngũ, cử thành viên Hội đồng TĐG tham gia các khóa tập huấn chuyên sâu về KĐCLGD.

- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho CBQL, GV, NV có ý thức học tập, cống hiến, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang trong việc hỗ trợ, đầu tư xây dựng, tu bổ, sửa chữa CSVC; thực hiện chế độ chính sách; xây dụng các chỉ tiêu phát triển…nhằm tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng.

- Thực hiện tốt công tác lưu trữ minh chứng nhằm phục vụ hoạt đông TĐG đạt hiệu quả.

- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Tăng cường nguồn kinh phí chi phục vụ việc triển khai và thực hiện các hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Áp dụng các chế độ chính sách cho các CBQL, GV, NV tham gia hoạt động TĐG trong KĐCLGD.

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Đặng Quốc Bảo (2013), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012 Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và chu trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chỉ thị 2919/CT-BGDĐT ngày 10 tháng 08 năm 2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Hướng dẫn 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28

tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông;

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2018 Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

6. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2008), Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý

luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục

2011-2020, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Gia Cốc (1997), Chất lượng đích thực của giáo dục đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Đệ (2013), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý

giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Khánh Đức (2004), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

13. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thể Ngữ (1998), Giáo dục học –Tập 1,2, Nhà xuất bản Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 91 - 111)