ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 66 - 70)

2.5.1. Mặt mạnh

Nhận thức của đội ngũ CBQL về ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết trong hoạt động TĐG đã được nâng lên so với thời gian đầu mới triển khai hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Việc nắm được nội dung, quy trình và nguyên tắc TĐG trong nhà trường đã góp phần làm cho hoạt động TĐG đi vào thực chất và có hiệu quả hơn đối với các trường THPT.

Sở GD&ĐT tỉnh An Giang đã có sự quan tâm trong công tác KĐCLGD. Tất cả hiệu trưởng của 03 trường THPT được khảo sát trên địa bàn huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đều đã được tập huấn, bồi dưỡng về KĐCLGD và công tác TĐG trong KĐCLGD, có nhận thức khá sâu sắc về vai trò của KĐCLGD với sự phát triển của nhà trường, từ đó đã khắc phục khó khăn để triển khai và chỉ đạo hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường.

58

Việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động TĐG được các nhà trường chú trọng, hầu hết các trường cũng đã tiến hành triển khai thực hiện.

2.5.2.Mặt yếu

Việc kế hoạch hóa hoạt động TĐG trong KĐCLGD của trường được khảo sát tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Việc xác định mục đích và phạm vi TĐG được thực hiện chưa rõ ràng và đầy đủ. Việc triển khai và hoàn thành đúng tiến độ, thời gian biểu cho từng hoạt động TĐG chưa được triển khai tốt tại các Hội đồng TĐG.

Về phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên hội đồng TĐG ở mức trung bình. Các thành viên hội đồng TĐG chủ yếu là CBQL, TTCM và GV nên việc phân công nhiệm vụ dễ bị chồng chéo giữa hoạt động TĐG và công tác chuyên môn. Điều này dẫn đến có tình trạng đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, làm chậm trễ quá trình tiến hành hoạt động TĐG.

Việc huy động nguồn lực bao gồm cả nhân lực, vật lực, tài lực cho hoạt động TĐG trong KĐCLGD chưa được đánh giá cao trong việc kế hoạch hóa hoạt động TĐG. Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các thành viên của Hội đồng TĐG chưa phát huy tốt hiệu quả.

Công tác bố trí nhân sự để thực hiện hoạt động TĐG của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang được đánh giá ở mức độ chưa cao ở nhiều mặt. Điều đó cho thấy việc phân công đúng việc, đúng người để thực hiện hoạt động TĐG là khá khó khăn.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên, giữa hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan ở một số trường chưa khoa học, chặt chẽ. Các thành viên, nhóm công tác và Hội đồng TĐG chưa thường xuyên họp để kiểm tra tiến độ, hiệu quả của công tác TĐG của các nhóm công tác, các cá nhân theo các nội dung được phân công.

59

Thực trạng chỉ đạo của hiệu trưởng đối với hoạt động TĐG ở một số trường thực hiện chưa tốt, hiệu trưởng chưa thể hiện được vai trò tích cực trong công tác chỉ đạo.

Thực trạng kiểm tra hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường THPT chưa đạt hiệu quả cao, tiến độ thực hiện hoạt động TĐG cũng như chất lượng chưa đảm bảo theo kế hoạch đã xây dựng.

Các điều kiện đảm bảo hoạt động TĐG chưa phát huy được hiệu quả công tác này. Trong đó, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với hoạt động TĐG còn bất cập. Việc mua sắm đầy đủ CSVC phục vụ TĐG chưa được đầu tư tương xứng với nội dung công việc.

2.5.3.Nguyên nhân những hạn chế

Một số hiệu trưởng chưa thực sự coi hoạt động TĐG trong KĐCLGD là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường mà chủ yếu tập trung vào các hoạt động chuyên môn, công tác giảng dạy, các hoạt động phong trào. Do vậy chưa đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực hiện hoạt động TĐG nhằm cải tiến CLGD của nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến những quy định hướng dẫn của ngành về hoạt động TĐG cho đội ngũ CB, GV, NV. Điều đó dẫn đến một bộ phận CB, GV, NV nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa hoạt động TĐG, chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật TĐG vì vậy khi triển khai thực hiện không tránh khỏi những sai sót, hạn chế.

Rất nhiều trường không hoàn thành báo cáo TĐG theo đúng tiến độ hoặc báo cáo TĐG không đạt yêu cầu một phần là do công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát không được thực hiện thường xuyên hoặc không đầy đủ.

Trong quá trình triển khai công việc, hiệu trưởng chưa quan tâm và đầu tư cho các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TĐG trong KĐCLGD của nhà trường như điều kiện CSVC, phục vụ cho hoạt động TĐG mà chủ yếu tận dụng điều kiện CSVC hiện có của trường.

60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của hiệu trưởng trường THPT đối với hoạt động TĐG trong KĐCLGD thông qua các chức năng quản lý. Ngoài ra, luận văn cũng đã khảo sát, phân tích các điều kiện hỗ trợ để đảm bảo hoạt động TĐG như chế độ, chính sách, CSVC trong hoạt động TĐG...

Mặt mạnh của quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là bước đầu đã lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động TĐG theo hướng dẫn của cấp trên.

Mặt hạn chế của quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THPT tỉnh An Giang là công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa hoạt động TĐG chưa sâu, chưa hiệu quả. Hiệu trưởng các trường THPT thực hiện chưa tốt các chức năng quản lý “kế, tổ, đạo, kiểm” và chưa chăm lo đúng mực các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TĐG diễn ra thuận lợi, đạt chất lượng.

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng, chương 2 của đề tài đã phân tích, đánh giá những khó khăn cơ bản, những thuận lợi, mặt mạnh, mặt yếu của quản lý hoạt động TĐG. Thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho thấy những thuận lợi cơ bản là cả 3/3 trường THPT được khảo sát của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã tiến hành hoạt động TĐG; sự chỉ đạo khá chặt chẽ của Sở GD&ĐT tỉnh An Giang về KĐCLGD nói chung và hoạt động TĐG trong KĐCLGD nói riêng. Tuy vậy, hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang vẫn bộc lộ những yếu kém, khó khăn nhất định, trong đó đặc biệt là nhận thức của một bộ phận GV, NV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD; sự thiếu thốn CSVC và điều kiện tài chính cho hoạt động TĐG. Chính vì vậy, việc đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD của các trường THPT ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là rất cần thiết.

61

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ

TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)