KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 43 - 46)

CỦA HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

2.1.1.Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Tri Tôn là huyện nằm về hướng Tây Nam tỉnh An Giang với diện tích tự nhiên khoảng 60.039,74 ha (lớn nhất tỉnh An Giang và chiếm gần 17% diện tích toàn Tỉnh). So với nhiều huyện, thị xã trong tỉnh An Giang, Tri Tôn có vị trí địa lý khá thuận lợi khi phía Bắc và Đông Bắc Tri Tôn giáp huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) và nước bạn Campuchia. Phía Đông giáp huyện Châu Thành và Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Kiên Lương, Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang).

Tri Tôn gồm 02 thị trấn và 13 xã. Trong đó, thị trấn Tri Tôn là trung tâm huyện, cách không xa các đô thị lớn và cửa khẩu trong khu vực (TP. Long Xuyên, TX. Châu Đốc, cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, TP. Rạch Giá)… Đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế địa phương.

2.1.2. Vài nét về điều kiện kinh tế

Kinh tế của huyện Tri Tôn phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá. Nhiều năm qua, Tri Tôn là huyện có tốc độ phát triển kinh tế và thu ngân sách đạt chỉ tiêu đề ra trong Tỉnh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp. Huyện đã và đang tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH

35

nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đầu tư phát triển du lịch và nông nghiệp chất lượng cao.

Hệ thống đường bộ và mạng lưới đường thủy dày đặc, không chỉ giúp việc đi lại được thuận tiện, đảm bảo giao lưu giữa huyện và các nơi khác trong khu vực mà rất thuận tiện để trao đổi hàng hóa với Campuchia và khu vực, phát triển thương mại vùng biên, đặc biệt là các mặt hàng nông - lâm sản, thực phẩm.

2.1.3.Tình hình văn hóa – xã hội

Mạng lưới khám chữa bệnh được xây dựng và cũng cố, có nhiều trạm y tế đạt chuẩn. Hoạt động văn hóa, văn nghệ có nhiều chuyển biến tích cực. Phong trào xây dựng nếp sống văn mình, gia đình văn hóa được giữ vững và phát triển. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong huyện được cải thiện. Đặc biệt các xã khó khăn được đầu tư đúng mức, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống được cải thiện, càng ngày các gia đình càng có thêm ý thức đầu tư cho việc học hành của con em mình. Sự phát triển về kinh tế - xã hội còn là môi trường và điều kiện thuận lợi để huyện Tri Tôn phát triển giáo dục và đào tạo.

2.1.4.Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo

Hệ thống GD&ĐT phát triển tương đối đồng bộ và vững chắc; chất lượng GD&ĐT, trình độ dân trí được tăng lên.

Xác định được mục tiêu chung, hàng năm Ủy ban Nhân dân huyện đều quan tâm đầu tư để xây dựng CSVC trường học khang trang, tạo điều kiện cho giáo dục không ngừng phát triển. Chương trình kiên cố hoá trường lớp được đẩy mạnh từ ngành học mầm non đến phổ thông đều được xây dựng kiên cố theo tiêu chí xã nông thôn mới gắn với đề án trường chuẩn Quốc gia.

GD&ĐT huyện Tri Tôn luôn phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. CLGD tăng theo hàng năm, số học sinh giỏi, GV dạy giỏi các cấp tăng. Đội ngũ GV đủ về

36

số lượng, từng bước đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng nhu đổi mới giáo dục hiện nay.

Hiện nay, ngành Giáo dục Tri Tôn có 5 trường mầm non, 10 trường mẫu giáo, 26 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở; 3 trường THPT và 01 trường trung cấp nghề. Nhìn chung các ngành học, bậc học có quy mô trường lớp ổn định, đảm bảo về số lượng. Hệ thống các trường học từ mầm non đến THPT đều phát triển tăng về số lượng do đã tăng được tỉ lệ huy động số trẻ trong độ tuổi ra lớp. Học sinh 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100%, học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 trên 98%, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 trên 90%, học sinh tốt nghiệp THPT trên 99%.

Bảng 2.1. Thống kê kết quả tốt nghiệp THPT ở các trường THPT, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Năm học Số học sinh dự thi Số học sinh tốt nghiệp Tỷ lệ tốt nghiệp toàn huyện Tỷ lệ tốt nghiệp toàn tỉnh 2016-2017 601 597 99.33 % 98.80 % 2017-2018 722 716 99.17 % 99.70 % 2018-2019 696 685 98.42 % 99.53 %

(Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo An Giang)

Bảng 2.2. Thống kê kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh ở các trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Kết quả học lực (%) Kết quả hạnh kiểm (%)

Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Tốt Khá Trung bình Yếu 2016-2017 13.8 35.3 42.0 8.8 0.1 96.6 6.6 0.7 0.1 2017-2018 14.7 40.1 38.0 6.9 0.3 94.0 5.3 0.5 0.1 2018-2019 15.4 36.3 40.2 7.9 0.2 92.5 6.5 0.9 0.1

(Nguồn: Các trường THPT huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)

Mặc dù, Tri Tôn là huyện miền núi, CLGD toàn diện chưa được đồng đều và ngang tầm với một số huyện, thị, thành trong Tỉnh nhưng địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn

37

nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV để thực hiện đúng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Sau khi Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT An Giang đã triển khai tổ chức TĐG tới tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trong tỉnh. Cụ thể, Sở GD&ĐT An Giang đã ban hành các công văn: số 04/KH-SGDĐT ngày 07 tháng 01 năm 2019 để triển khai tập huấn, hướng dẫn thực hiện hoạt động TĐG. Sở GD&ĐT An Giang đã triển khai các văn bản của Bộ GD&ĐT về công tác KĐCLGD tới các cấp học, đã ban hành một số văn bản để giúp đỡ các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai hoạt động TĐG.

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vì nhiều lý do thì hiện nay cả 03 trường THPT ở huyện Tri Tôn vẫn chưa hoàn thành báo cáo TĐG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 43 - 46)