CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 70 - 72)

3.1.1.Nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD được xây dựng phải phù hợp với cơ sở lí luận về TĐG được nêu ra ở chương 1 và khắc phục được một số vấn đề đã được xác định trong phần đánh giá thực trạng hoạt động TĐG ở chương 2. Hoạt động TĐG phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của nhà trường, phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện thực tế của địa phương và mục tiêu cuối cùng là cải thiện, nâng cao chất lượng nhà trường. Đồng thời, các biện pháp phải đảm bảo tính thực tiễn. Đó là, các trường THPT cần tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tổ chức, quản lý hoạt động TĐG của một số trường học; Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kinh nghiệm nói trên vào đơn vị. Do mỗi trường có những đặc điểm riêng biệt nên quá trình vận dụng các biện pháp, cần cân nhắc kĩ lưỡng tới tình hình thực tiễn ở địa phương để vận dụng sáng tạo, linh hoạt các biện pháp được nêu.

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính phát triển

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của quá trình quản lý hoạt động TĐG và phải đề xuất được các biện pháp mới, phát triển trên cơ sở kế thừa những yếu tố, những đánh giá tích cực của quá khứ và hiện tại. Những biện pháp đề ra phải xuất phát từ thực tiễn và điều kiện triển khai của địa phương, của từng nhà trường và kế thừa những thành quả đã có. Tiến hành hoàn thiện hoặc thay thế những biện pháp không còn phù hợp với yêu cầu đặt ra.

62

3.1.3.Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính toàn diện

Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động TĐG phải được tiến hành đồng bộ, không được xem nhẹ một biện pháp nào. Vì vậy, các biện pháp khi xây dựng và thực hiện phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, phù hợp với logic quản lý, có mối quan hệ qua lại với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau làm cho các biện pháp quản lý được vận hành hợp quy luật tạo ra một sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý của hiệu trưởng.

Mỗi biện pháp quản lý không thể tách rời mà phải gắn kết chặt chẽ trong một hệ thống đảm bảo sự toàn diện của quá trình TĐG trong KĐCLGD. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THPT sẽ khó có thể thực hiện được.

3.1.4.Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo phù hợp với các điều kiện thực tế, hoàn cảnh của nhà trường và đảm bảo có đủ khung pháp lí để thực hiện, thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT về công tác KĐCLGD.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi là việc xây dựng các biện pháp phải đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả, đạt được chất lượng, các biện pháp nhận được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của CMHS, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng tích cực của toàn thể CBQL, GV, NV và các tổ chức trong nhà trường. Đây là nguyên tắc tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG trong nhà trường.

Mặt khác, tính phù hợp, khả thi còn thể hiện ở sự cân đối các điều kiện nguồn lực đảm bảo cho nội dung biện pháp được thực hiện. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp quản lý cần tính đến các điều kiện tương ứng và bám sát mục tiêu để vận dụng hợp lý, nhằm từng bước tăng cường hiệu quả quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động TĐG.

63

3.1.5.Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải chú trọng đến việc sử dụng tiết kiệm, linh hoạt các nguồn lực, đảm bảo hiệu quả sử dụng và đảm bảo mục tiêu TĐG. Tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THPT được xác định bởi các yếu tế: thực trạng ban đầu, yếu tố quản lý và kết quả. Các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THPT cần tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động TĐG trong KĐCLGD của nhà trường so với thực trạng ban đầu.

3.2.BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT HUYỆN TRI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 70 - 72)