Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 80 - 83)

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trong bất kỳ hoạt động nào, nguồn nhân lực luôn là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của hoạt động. Nói cách khác, công tác bố trí nhân sự luôn là yếu tố quan trọng của hoạt động quản lý mà bất kỳ cấp quản lý nào cũng dựa vào đó để điều hành và phát triển tổ chức. Do đó, khi thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD cần thiết phải xây dựng được bộ máy nhân sự chuyên trách có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện hoạt động TĐG một cách thường xuyên và lâu dài.

Tổ chức thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD là quá trình thiết lập cấu trúc bộ máy, xây dựng, bố trí nhân sự, rà soát lại đội ngũ đã được phân công, sắp xếp các nhóm chuyên trách theo từng lĩnh vực cần đánh giá; xác định chức năng nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân; quy định cơ chế phối hợp; huy động, sắp xếp và phân bố các nguồn lực vật chất và các điều kiện khác nhằm thực hiện kế hoạch. Tập trung xây dựng năng lực đánh giá và bồi dưỡng kiến thức KĐCLGD cho đội ngũ làm nhiệm vụ TĐG chất lượng.

Có được một bộ máy nhân lực tốt là điều kiện tiên quyết nhưng việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho bộ máy cũng không kém phần quan trọng. Bởi lẽ, trong quá trình thực hiện TĐG, hiệu quả thực hiện hoạt động TĐG giữa các trường đạt ở những mức độ khác nhau, thậm chí trong cùng một trường, hiệu quả làm việc giữa các tổ, nhóm cũng khác nhau. Do vậy, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên hội đồng TĐG sẽ giúp hạn chế tối đa những khó khăn, lúng túng khi giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực KĐCLGD. Một khi, đội ngũ CBQL, GV, NV, đặc biệt là các thành viên hội đồng TĐG được trang bị đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ, được tập huấn có tính chuyên nghiệp, có hệ thống trong lĩnh vực này thì hoạt động TĐG sẽ diễn ra đễ dàng, thông suốt và có

72

hiệu quả hơn. Từ đó, góp phần nâng cao tổ chức thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD của nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần cân nhắc, xem xét chọn những cá nhân am hiểu và có thể tiếp thu tốt các kiến thức liên quan đến KĐCLGD để phân công đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể trong các nhóm chuyên trách. Việc phân công các thành viên và nhóm chuyên trách là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả trong hoạt động TĐG. Vì vậy, nhiệm vụ phải được phân công đúng khả năng và điều kiện công tác của các thành viên trong nhóm, gắn với kế hoạch thực hiện các bước trong quy trình TĐG. Bên cạnh đó, lựa chọn những CBQL, GV, NV am hiểu về hoạt động TĐG trong KĐCLGD phân công làm nhóm trưởng để điều phối hoạt động của nhóm.

Rà soát lại phân công, chú ý đến đặc thù công tác chuyên môn của từng thành viên để bố trí lại công tác hợp lý. Xây dựng quy chế hoạt động TĐG cụ thể, có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người thực hiện đánh giá và từ bộ phận được đánh giá.

Bố trí nhân sự làm thư ký thực hiện hoạt động TDG một cách hợp lý dựa trên kiến thức, hiểu biết về KĐCLGD nói chung và hoạt động TDG trong KĐCLGD nói riêng. Trong bố trí nhân sự cần chú trọng việc xem xét kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng viết văn bản để đảm bảo thực hiện tốt vai trò thư ký tổng hợp báo các TĐG. Đồng thời tạo điều kiện về thời gian cho CBQL, GV, NV tham gia hoạt động TĐG nghiên cứu, học tập về kiến thức, kỹ năng TĐG trong KĐCLGD.

Các nhóm chuyên trách không thể độc lập làm việc mà cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức phổ biến quy trình TĐG, xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa các nhóm để tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình thực hiện TĐG; sử dụng hệ thống minh chứng dùng chung cho toàn Hội đồng sư phạm, yêu cầu các bộ phận, cá nhân trong nhà trường phối hợp thực hiện và xem đó là nghĩa vụ bắt buộc trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

73

Xem xét kỹ các nguồn lực cần huy động trong kế hoạch để có phương án tiếp nhận và điều phối phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng; tránh việc điều phối chồng chéo hoặc bỏ phí các nguồn lực đã huy động.

Để có được bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động TĐG thì việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho bộ máy là việc làm hết sức cần thiết. Thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tham gia hoạt động TĐG.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác cho các thành viên tham gia hoạt động TĐG. Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ TĐG cụ thể cho từng đối tượng.

+ Đối với toàn thể CBQL, GV, NV nhà trường: Hiệu trưởng cần chủ động cử các phó hiệu trưởng, GV, NV tham dự các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc các lớp học trực tuyến về hoạt động TĐG trong KĐCLGD.

+ Đối với CBQL, GV, NV tham gia vào Hội đồng TĐG, Ban thư ký, Trưởng các nhóm chuyên trách trong KĐCLGD: Tổ chức đi tham quan học tập và tổ chức các lớp tập huấn về TĐG, KĐCLGD. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, tập huấn trao đổi về chủ đề TĐG trong KĐCLGD trong nội bộ trường hoặc liên trường nhằm trao đổi, thảo luận tìm ra những biện pháp khắc phục yếu kém để thực hiện tốt hoạt động TĐG trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

Nhà trường xây dựng cơ chế, chế tài để tất cả các thành viên của nhà trường đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về TĐG, KĐCL GD. Có hình thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau các đợt tập huấn thông qua các hình thức như: viết thu hoạch, trao đổi thảo luận, thực hành các nội dung tập huấn như: viết phiếu đánh giá tiêu chí, sắp xếp, mã hóa minh chứng…và rút kinh nghiệm sau các lớp tập huấn.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần tuyển chọn những CBQL, GV, NV có phẩm chất năng lực tốt, có nhiệt huyết, năng động tham gia vào Hội đồng TĐG. Hoạt động TĐG trong KĐCLGD là hoạt động mới mẽ và khá phức tạp, do vậy cần những CBQL, GV, NV có tâm hiểu

74

biết rộng, am hiểu các lĩnh vực khác nhau, có khả năng tư duy độc lập, trung thực thì hoạt động TĐG mới đi vào thực chất. Do đó, các thành viên Hội đồng TĐG phải là những người làm việc chuyên nghiệp, có kiến thức và có trách nhiệm.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong nhà trường và định kỳ đánh giá công tác phối hợp để đảm bảo hoạt động TĐG diễn ra nhịp nhàng, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình thực hiện và giúp cho hoạt động TĐG được tiến hành thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.

Triển khai thực hiện hoạt động TĐG là tiến hành hoạt động TĐG theo các bước được dự kiến trong kế hoạch. Quá trình này đòi hỏi sự linh hoạt và nhạy bén của Chủ tịch Hội đồng TĐG trong việc tiếp nhận và điều phối các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động TĐG được thực hiện đúng và đảm bảo tiến độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tri tôn, tỉnh an giang (Trang 80 - 83)