Do việc phân bổ biên chế chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương, số trẻ trong từng nhóm/lớp đông nhưng nhà trường không tuyển đủ số lượng giáo viên tương ứng.
Nguồn giáo viên không có nên phải hợp đồng giáo viên chưa đạt chuẩn để đảm bảo giáo viên/ lớp theo quy định.
Kinh phắ đầu tư cơ sở vật chất cho cấp học mầm non còn hạn chế.
Đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông nên việc huy động nguồn xã hội hóa giáo dục gặp không ắt khó khăn.
Lương GVMN và nhân viên hợp đồng thấp nên không thu hút được nhân lực tham gia.
Tiểu kết chương 2
Dựa trên cơ sở lắ luận về phát triển ĐNGV, trong chương 2 luận văn đã phân tắch, làm sáng tỏ thực trạng công tác phát triển ĐNGV tại các trường mầm non ở tỉnh Hậu Giang. Kết quả phân tắch cho thấy ĐNGV của các trường có trình độ đào tạo cao và năng lực chuyên môn tương đối tốt thể hiện qua kết quả khảo sát đánh giá viên chức. Công tác đánh giá xếp loại giáo viên được tiến hành hàng năm có nề nếp theo yêu cầu của CNN GVMN. Công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ ĐNGV đều được các trường thực hiện thường xuyên và mang lại một số hiệu quả nhất định.
Bên cạnh đó, kết quả phân tắch cũng cho thấy những hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV tại các trường mầm non ở tỉnh Hậu Giang như: Hầu hết các trường đã cố gắng tập trung xây dựng ĐN GVMN phát triển về số lượng, tuy nhiên giáo viên ở các nhóm, lớp còn thiếu nhiều. Việc áp lực công việc chăm
73
sóc, giáo dục trẻ và hoàn cảnh gia đình là vấn đề băn khoăn cho đội ngũ.
Tổng hợp kết quả phân tắch thực trạng trên cho thấy công tác phát triển ĐNGV tại các trường mầm non ở tỉnh Hậu Giang là yêu cầu bức thiết hiện nay và đó cũng chắnh là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV các trường mầm non. Các biện pháp này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3 của luận văn.
Chương 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON Ở TỈNH HẬU GIANG