Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ở tỉnh hậu giang (Trang 85)

3.1.1. Bảo đảm tắnh mục tiêu

Các biện pháp phát triển ĐN GVMN phải tuân thủ và dựa trên cơ sở: Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của địa phương cũng như Luật giáo dục, Điều lệ trường MN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quanẦVà đặc biệt cần phải tuân thủ theo mục tiêu, chương trình của cấp học; phải bám sát Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh Hậu Giang về nhiệm vụ năm học được ban hành hàng năm, các Quy định về CNN GVMNẦ

74

Các nhóm biện pháp được đề xuất phải phù hợp điều kiện chắnh trị, KT- XH và giáo dục của nước ta nói chung và các điều kiện chắnh trị, KT-XH và giáo dục của tỉnh Hậu Giang nói riêng. Biện pháp đề xuất vừa phải đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa hướng tới yêu cầu phát triển lâu dài theo định hướng phát triển GDMN ở tỉnh Hậu Giang. Do đó, các nhóm biện pháp được lựa chọn cần chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách thực hiện và điều kiện thực hiện cụ thể để các cơ quan quản lý và các trường mầm non có thể nghiên cứu, tổ chức thực hiện một cách sáng tạo, hiệu quả.

3.1.3. Bảo đảm tắnh hệ thống

Các biện pháp đề xuất khi vận dụng phải góp phần nâng chất lượng ĐNGV trường mầm non về cơ cấu, số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của công tác phát triển ĐNGV trường mầm non trong giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp đề xuất khi thực hiện trên cơ sở ắt tốn kém về kinh phắ, thời gian, công sức mà đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phải chú ý đến tác động hai chiều của yếu tố xã hội, môi trường, cơ chế, chắnh sách.

Chất lượng CSGD trẻ cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào năng lực chuyên môn của ĐNGV, người trực tiếp giảng dạy trong nhà trường. Chắnh vì vậy trong trường mầm non, việc xây dựng đội ngũ GVMN nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho ĐNGV là việc làm thường xuyên và quan trọng bậc nhất. Để làm tốt điều này đòi hỏi các cấp quản lý phải có những biện pháp quản lý có tắnh khoa học, thực tiễn và có tắnh khả thi cao.

3.1.4. Bảo đảm tắnh khả thi

Khi đề xuất các biện pháp quản lý, các cấp quản lý cần phải biết dựa vào đặc điểm tình hình của từng địa phương như điều kiện về CSVC, trình độ ĐNGV, những thói quen và kinh nghiệm của mỗi giáo viên và CBQL... trong từng nhà trường là khác nhau. Vì vậy, các biện pháp quản lý mới trong giai đoạn tiếp theo phải được xem xét, kế thừa và đổi mới cho phù hợp, không nên

75

máy móc, rập khuôn. Phải hiểu thấu đáo, tắnh toán, cân nhắc đầy đủ các điều kiện: Về con người, CSVC, thời gian để từ đó đề ra các biện pháp quản lý vừa có cơ sở khoa học, vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn, với quy luật và xu thế phát triển chung. Như vậy các biện pháp quản lý đưa ra sẽ có tắnh khả thi cao, dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tế, đó cũng chắnh là đảm bảo nguyên tắc hiệu quả của biện pháp.

3.2. BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN

3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về tầm quan trọng phát triển đội ngũ viên mầm non về tầm quan trọng phát triển đội ngũ

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non có đủ hiểu biết, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chắnh sách pháp luật của nhà nước, của ngành.

Vận dụng một cách phù hợp vào nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, phát huy khả năng sáng tạo trong lãnh đạo điều hành của từng CBQL và phát huy khả năng sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở mỗi giáo viên...

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GVMN có ý nghĩa quan trọng, có tắnh cấp thiết và tắnh chiến lược lâu dài, việc làm này có tắnh đột phá, cải tiến được cơ chế quản lý và góp phần nâng cao chất lượng của cấp học.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Căn cứ vào thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên trường mầm non và nhu cầu thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang và của từng địa phương, cần xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho đội ngũ về các nội dung cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về vị trắ, tầm quan trọng của giáo viên trường mầm non đối với sự phát triển của nhà trường, GVMN có ảnh hưởng rất lớn và tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

76

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chắnh trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn của người giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới chương trình GDMN nói riêng.

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc thực hiện đánh giá GVMN theo CNN GVMN.

- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và công tác phát triển nhà trường của ĐN GVMN.

- Nâng cao nhận thức về năng lực của GVMN về thắch ứng với sự thay đổi của sự phát triển giáo dục hiện nay như: sự đổi mới về chủ trương đường lối Ộđổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐTỢ...

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ trong việc tiếp nhận thông tin, xử lý và truyền đạt thông tin trong công tác. Hiện nay, việc khai thác và sử dụng các thông tin có liên quan đến giáo dục thông qua các phương tiện thông tin giúp cho ĐNGV thuận tiện hơn rất nhiều trong hoạt động giảng dạy của mình. Nhưng đòi hỏi GVMN phải biết sàng lọc thông tin, tránh sử dụng một cách rập khuôn máy móc.

Xác định mục tiêu, nội dung, lĩnh vựa cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GVMN, phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần thiết đối với từng CBQL, GVMN. Căn cứ vào yêu cầu cần nâng cao nhận thức cho CBQL, GVMN mà thực hiện hình thức tổ chức phù hợp như: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng; tổ chức báo cáo chuyên đề định kỳ; tổ chức thông qua các hình thức như giao lưu, hội thi; khuyến khắch hình thức tự học, tự nghiên cứu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng... cụ thể như sau:

- Phòng GD&ĐT tạo điều kiện và chủ động cử CBQL, giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn liên quan đến nội dung cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GVMN do Sở GD&ĐT, Bộ

77

GD&ĐT... tổ chức.

- Phòng GD&ĐT chủ động đề xuất, phối hợp với các bên có liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL, GVMN nâng cao nhận thức về phẩm chất chắnh trị, đạo đức nhà giáo; sự cần thiết thực hiện Chuẩn nghề nghiệp, vai trò, vị trắ và tầm quan trọng của ĐNGV trường mầm non đối với cấp học mầm non.

- Tổ chức thường xuyên và định kỳ các chuyên đề về đổi mới hoạt động giáo dục.

- Phòng GD&ĐT tham mưu, đề xuất để được phân bổ kinh phắ cho các lớp tập huấn, bồi dưỡng... nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GVMN.

Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo CBQL, giáo viên trường mầm non nghiêm túc tham gia đầy đủ, học tập nghiêm túc các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức.

Chỉ đạo viết bài thu hoạch, tham luận sau các đợt học.

Kiểm tra, đánh giá thái độ tham gia học tập của đội ngũ CBQL, giáo viên trường mầm non.

Kiểm tra nhận thức CBQL, giáo viên trường mầm non thông qua các hoạt động quản lý và giảng dạy.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Vấn đề nâng cao nhận thức cho ĐN CBQL, giáo viên trường mầm non trước đây chưa được quan tâm nhiều, hầu hết dựa vào nhận thức tự phát của mỗi cá nhân. Chắnh vì vậy, để có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên trường mầm non không phải một sớm, một chiều làm được mà phải là một quá trình liên tục và lâu dài, đồng thời phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các ban ngành, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài

78

tỉnh, đặc biệt là sự hưởng ứng tham gia tắch cực của đội ngũ CBQL và giáo viên trường mầm non.

Ngoài ra, điều kiện cần thiết trong việc nâng cao năng lực nhận thức của CBQL, giáo viên trường mầm non để đạt hiệu quả cần nói đến là các yếu tốt như: con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phắ và thời gian thực hiện.

Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các biện pháp trên, Hiệu trưởng cần tạo được sự đồng thuận trong tập thể sư phạm. Trong quá trình giải quyết công việc, Hiệu trưởng cần xử lắ công bằng, dân chủ, khách quan để đội ngũ tin tưởng vào năng lực quản lắ của mình. Khi tuyên truyền cho đội ngũ, hiệu trưởng phải có sức thuyết phục, khả năng ảnh hưởng cao để lan tỏa những hưởng ứng tắch cực trong đội ngũ. Cần giải thắch rõ ràng, hợp lắ để CBQL và GV nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV trường mầm non.

3.2.2. Tăng cường quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Đáp ứng được nhu cầu của nhà trường, mục tiêu phát triển của ngành. Giúp hiệu trưởng đánh giá đúng thực trạng giáo viên, xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV đủ về số lượng và đạt hiệu quả về chất lượng.

Góp phần nâng cao chất lượng CSGD của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Thực hiện qui hoạch ĐNGV theo quy trình, theo thẩm quyền, đảm bảo các yêu cầu đáp ứng cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng GDMN đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu về phát triển ĐNGV trường mầm non.

Phát triển số lượng ĐN GVMN đảm bảo cho việc phát triển GDMN của từng địa phương, đơn vị cụ thể, đáp ứng quy mô trường, lớp, trẻ đến trường, các hoạt động giáo dục trong nhà trường, điều kiện CSGD trẻ, tỷ lệ giáo viên/nhóm, lớp mầm non theo quy định và những thay đổi đột xuất về đau ốm,

79

hộ sản...

Quy hoạch về mặt cơ cấu ĐN GVMN đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGV trường mầm non được thể hiện ở các mặt về cơ cấu độ tuổi, trình độ đào tạo, chuyên môn. Cơ cấu ĐNGV trường mầm non gắn với nhu cầu, điều kiện phát triển của nhà trường như xây dựng trường chuẩn quốc gia, phát triển quy mô trường, lớpẦ

Bố trắ GVMN dạy lớp theo độ tuổi: nhằm xác định cơ cấu theo nhóm tuổi trong đơn vị như dưới 30 tuổi, 30 tuổi - dưới 40 tuổi, 40 tuổi - dưới 50 tuổi và trên 50 tuổi để xác định hướng phát triển của tổ chức, nâng cao chất lượng chuyên môn các trường mầm non; dự kiến về số giáo viên nghỉ hộ sản, số GVMN đến tuổi về hưu hàng năm, việc bố trắ giáo viên/lớp giữa GVMN có kinh nghiệm và GVMN mới ra trường, GVMN dạy giỏi, GVMN lớn tuổi và GVMN trẻ tuổi để nâng cao chất lượng GDMN.

Bố trắ GVMN với những trình độ đào tạo khác nhau trong cùng một tổ, khối (đạt chuẩn, trên chuẩn) để GVMN có thể hỗ trợ, tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chuyên môn, cùng hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt là việc bố trắ giáo viên dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi cần được xem xét, bố trắ GVMN có trình độ và năng lực chuyên môn vững.

Dựa trên cơ sở kết quả dự báo số GVMN, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng qui hoạch và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển ĐNGV trường mầm non: Quy hoạch phát triển đội ngũ GVMN là một bộ phận không thể thiếu được của quy hoạch phát triển GDMN nói riêng và của quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương nói chung. Vì vậy yêu cầu của quy hoạch phải phù hợp với chiến lược phát triển GD&ĐT và quy hoạch phát triển KT- XH trên địa bàn huyện, thị, thành phố; quy hoạch các ngành có liên quan của địa phương; phù hợp với quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư trên địa bàn lãnh thổ nơi quy hoạch; kết hợp trước mắt và lâu dài, có tắnh toán lộ trình phát triển và

80

phải xác định rõ những vấn đề bức xúc, những trọng điểm cần phải đầu tư và thứ tự cần ưu tiên; tăng cường mối quan hệ với các ngành, lĩnh vực khác.

Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ GVMN đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN:

Dự báo số lượng và cơ cấu đội ngũ GVMN:

* Số lượng đội ngũ GVMN

Dựa vào kết quả điều tra dân số để dự báo số trẻ em theo độ tuổi 0-5 tuổi, đặc biệt chú ý số trẻ em 5 tuổi hàng năm vào học mầm non, khả năng huy động trẻ đến trường. Từ đó, dự báo số trường, lớp, số nhóm lớp có tổ chức bán trú hoặc học 2 buổi/ngày để đảm bảo sĩ số trẻ theo độ tuổi trên mỗi lớp theo Điều lệ trường mầm non và qui định tại Thông tư 06, cụ thể:

- Đối với nhóm trẻ: Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ: + Từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

+ Từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ; + Từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

- Đối với lớp mẫu giáo: Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo: + Lớp mẫu giáo 3 tuổi đến 4 tuổi: 25 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 4 tuổi đến 5 tuổi: 30 trẻ; + Lớp mẫu giáo 5 tuổi đến 6 tuổi: 35 trẻ.

Trên cơ sở dự báo số trường, lớp, nhóm đồng thời căn cứ vào định mức số giáo viên/lớp, dự báo số GVMN cần có để đảm bảo tỷ lệ GVMN/lớp. Trong đó, đặc biệt chú ý các yếu tố để xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia, chuẩn chất lượng giáo dục; việc tăng thêm hoặc sát nhập các điểm trường phù hợp với mỗi địa bàn dân cư; số trường, lớp ở mỗi xã thuộc vùng sâu, vùng xa...

Đối với những nơi không đủ số trẻ để bố trắ theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định, định mức giáo viên mầm non sẽ tắnh trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ và lớp mẫu giáo:

81

- Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi;

- Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 11 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 - 6 tuổi;

- Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: 01 giáo viên nuôi dạy 21 trẻ từ 3 - 4 tuổi hoặc 25 trẻ từ 4 - 5 tuổi hoặc 29 trẻ từ 5 - 6 tuổi.

* Cơ cấu đội ngũ GVMN

Sở GD&ĐT căn cứ việc phân cấp quản lý, sử dụng viên chức ngành theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chắnh phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề phát triển ĐN GVMN. Xây dựng qui hoạch phát triển đội ngũ GVMN theo lộ trình trình UBND tỉnh phê duyệt;

Quy hoạch phát triển GDMN, phát triển ĐN GVMN địa phương là một bộ phận của quy hoạch GD&ĐT trên địa bàn, là bản luận chứng khoa học về dự báo phát triển, sắp xếp và bố trắ hợp lý theo không gian và thời gian của hệ thống này tại địa phương.

Nội dung của quy hoạch gồm:

- Đánh giá thực trạng GDMN, phát triển ĐN GVMN địa phương;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non ở tỉnh hậu giang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)